VnReview
Hà Nội

Tìm thấy nạn nhân vụ Cát Tường qua giám định ADN

Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết giám định ADN cho kết quả ADN thi thể tìm thấy trên sông Hồng trùng với ADN người thân của chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ án xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường từ tháng 10/2013.

Đối tượng Nguyễn Mạnh Tường tại hiện trường ném xác bệnh nhân xuống sống Hồng

Đối tượng Nguyễn Mạnh Tường tả lại tại hiện trường ném xác bệnh nhân xuống sống Hồng

Báo Công an nhân dân: ngày 18/7, người dân ở khu vực ven sông Hồng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vớt được một số thi thể tại bến đò Văn Đức, xã Văn Đức, trong đó có một thi thể nữ nghi là thi thể chị Huyền. Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra ADN tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. Qua giám định từ việc lấy mẫu ADN của bố, mẹ đẻ và con chị Huyền, so sánh với mẫu mà cơ quan điều tra trưng cầu giám định, kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng huyết thống.

Báo Đất Việt: Bến đò Vân Đức cách cầu Thanh Trì (nơi bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường khai đã ném xác nạn nhân) khoảng 3 km dọc theo đường sông Hồng. Một số nhân chứng tại hiện trường cho biết, vào thời điểm phát hiện ra xác chết, thi thể đã bị phân hủy mạnh, không có đầu và tay chân rời ra. Xác chết được bọc gói, có đổ bê tông bên trong.

Báo Đất Việt: Ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng chị Huyền) cho biết: "Cái xác được tìm thấy chính là xác phát hiện tại bến đò Vân Đức, Gia Lâm cách đây khoảng 20 ngày. Sau khi vớt được xác có những đặc điểm giống Huyền, gia đình chúng tôi đã xuống hiện trường ngay lập tức. Khoảng 1 tuần sau, thì cơ quan công an gọi mẹ cháu Huyền đến lấy mẫu ADN để xét nghiệm. Và theo lịch hẹn của bên giám định pháp y thì ngày mai sẽ có kết quả chính thức. Còn thông tin trên báo đưa là đã có kết quả thì tôi chưa nắm rõ. Vì theo lịch phải đến ngày mai (5/8) gia đình mới nhận được kết quả.

TTXVN: Việc tìm được thi thể nạn nhân là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện chứng cứ pháp lý, áp dụng đầy đủ, toàn diện và chính xác hành vi phạm tội, là căn cứ định tội đối với hung thủ gây án - bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường.

Tuổi trẻ: Ngày 19/10/2013, chị Lê Thị Thanh Huyền đã đến Thẩm mỹ viện Cát Tường do bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường là giám đốc để hút mỡ bụng và nâng ngực. Quá trình tiến hành thẩm mỹ xong, chị Huyền có biểu hiện co giật, sùi bọt mép nên được bác sĩ tường tiêm thuốc cấp cứu. Nạn nhân sau đó bị xác định đã tử vong. Bác sĩ Tường cùng bảo vệ là Đào Quang Khánh đã mang thi thể chị Huyền lên cầu Vĩnh Tuy ném xuống sông Hồng. Cả hai sau đó đã bị bắt để điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật.

VOV: Phiên toà xét xử vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường diễn ra tháng 4/2014 đã phải dừng giữa chừng. Hội đồng xét xử cho rằng lời khai của bị cáo Tường và những người có liên quan mâu thuẫn và nhiều điểm trong cáo trạng phải điều tra làm rõ.

Viện Khoa học hình sự:

Xét nghiệm ADN là gì?

Là phép xét nghiệm dùng ADN (Axit DeoxyriboNucleic) có trong các tế bào của cơ thể; chúng ta để xác định quan hệ huyết thống. Theo di truyền học, 23 nhiễm sắc thể có trong tế bào trứng của người mẹ và 23 nhiễm sắc thể có trong tinh trùng của người cha kết hợp với nhau để sinh ra người con. 46 nhiễm sắc thể này có trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta, 23 lấy từ mẹ và 23 lấy từ bố. Xét nghiệm ADN cho phép kiểm tra xem có đúng người con lấy các nhiễm sắc thể của người bố nghi vấn hay không.

Xét nghiệm ADN chính xác đến mức nào?

Xét nghiệm huyết thống bằng ADN là cách xét nghiệm chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.999% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế người đàn ông được xét nghiệm ADN ở đây chính là bố của người con. Nếu hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%.

Người mẹ có cần tham gia vào xét nghiệm hay không?

Không cần. Xét nghiệm huyết thống bằng ADN có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%. Nếu các mẫu khớp với nhau thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,999% hoặc cao hơn.

Cần dùng những loại mẫu nào để xét nghiệm?

Xét nghiệm huyết thống có thể tiến hành với nhiều loại tế bào như mẫu máu, tế bào má, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn… Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.

Thời gian cho kết quả nhanh nhất chỉ mất 4 giờ cho phân tích quan hệ huyết thống.

Tiếp tục cập nhật

Thanh Xuân

Chủ đề khác