VnReview
Hà Nội

Trung Quốc đang chế tạo tàu ngầm siêu thanh

Theo một bài viết mới đây trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) quân đội Trung Quốc đang nghiên cứu xây dựng một loại tàu ngầm siêu hiện đại, có thể di chuyển cực nhanh và sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự trên thế giới.

Trung Quốc chế tạo thành công tàu ngầm siêu thanh

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Harbin đã trả lời phỏng vấn trên tờ Bưu điện Hoa Nam rằng họ hiện đang làm một dự án tàu ngầm đặc biệt. Tàu ngầm này được bao phủ bởi một lớp bong bóng khí không ma sát khi di chuyển, cho phép con tàu có thể đi với vận tốc siêu thanh ở dưới nước. Theo bài báo này, loại tàu ngầm mới có thể đi từ Thượng Hải đến San Francisco chỉ trong vòng chưa tới hai giờ đồng hồ.

Mặc dù các nhà phân tích đang nghi ngờ về những thông số trên, nhưng tính khoa học của ý tưởng này thì đã được chứng minh từ lâu.

Trung Quốc chế tạo thành công tàu ngầm siêu thanh

Theo Discovery News, những nghiên cứu về công nghệ này đã được bắt đầu kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Nó được gọi là "Supercavitation" (Công nghệ bong bóng). Bằng cách thổi khí qua các lỗ thông hơi ở mũi tàu, tàu ngầm sử dụng công nghệ này sẽ tạo ra một lớp bong bóng khí bao quanh mình. Trên thực tế thì một số loại ngư lôi hiện nay đã được áp dụng công nghệ "Supercavitation".

Trung Quốc chế tạo thành công tàu ngầm siêu thanh

Vấn đề lớn nhất vẫn còn tồn tại đến ngày nay của những con tàu loại này, là không có cách nào khả thi để có thể đổi hướng tàu khi nó đang di chuyển ở trạng thái "Supercavitation". Viện Công nghệ Harbin cho rằng họ đã giải quyết được vấn đề này bằng cách bao phủ một màng chất lỏng xung quanh con tàu khi nó di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Lớp màng này sẽ tạo ra lực ma sát ở một số bộ phận xác định trên con tàu (như bánh lái), giúp nó có thể đổi hướng dễ dàng.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết công nghệ này không chỉ giới hạn ở việc áp dụng cho tàu ngầm, mà còn cho nhiều loại thiết bị khác. "Nếu một chiếc áo bơi có thể tạo ra và giữ lại những bong bóng li ti thì nó sẽ giảm đáng kể sức kéo của nước", nhà nghiên cứu Li Fengchen nói với tờ Bưu điện Hoa Nam, "Khi đó việc bơi dưới nước sẽ tốn ít sức như ta đang bay trên trời vậy".

Anh Minh

Chủ đề khác