VnReview
Hà Nội

Hố đen vũ trụ thực sự tồn tại?

Giáo sư Laura Mersini-Houghton của Đại học Bắc Carolina (Mỹ) tuyên bố không hề có sự tồn tại của hố đen. Bà thậm chí còn đưa ra những bằng chứng cho thấy quan điểm của mình là hoàn toàn chính xác.

Khi một ngôi sao lớn gấp nhiều lần Mặt Trời kết thúc vòng đời, nó sẽ sụp đổ bởi sức ép từ lực hấp dẫn riêng, tạo thành một điểm duy nhất trong không gian. Đó chính là một "điểm kỳ dị", từ đó tạo ra một "hố đen". Hố đen là vùng không gian với mật độ vật chất dày đặc đến nỗi kể cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được.

Mặc dù vậy, một nghiên cứu vừa được tiến hành bởi giáo sư Laura Mersini-Houghton của trường Đại học Bắc Carolina sẽ buộc các nhà vật lý học phải suy nghĩ lại về cách mà vũ trụ này được hình thành.

Giáo sư Laura cho rằng khi một ngôi sao chết đi, nó sẽ giải phóng ra phóng xạ Hawking, vật chất được dự đoán bởi nhà vật lý Stephen Hawking. Tuy nhiên trong quá trình này, giáo sư Laura tin rằng ngôi sao cũng sẽ bị phân tán khối lượng, đến mức nó không còn đủ tỷ trọng để trở thành một hố đen được nữa.

"Trước khi một hố đen được hình thành thì ngôi sao đang hấp hối đã phình ra và phát nổ", giáo sư Laura cho biết. Điểm kỳ dị này từng được giới khoa học dự đoán nhưng chưa bao giờ được hình thành.

Nhà vật lý Stephen Hawking còn đưa ra giả thuyết về một ranh giới chuyển tiếp hay chân trời nhìn thấy được, hoạt động tuân thủ theo các hiệu ứng lượng tử.;

"Chúng tôi đã nghiên cứu về hố đen vũ trụ từ hơn 50 năm nay và phát hiện này sẽ mang đến cho giới khoa học rất nhiều điều đáng suy ngẫm", giáo sư Laura cho biết.

Thêm vào đó, nghiên cứu đã làm dấy lên câu hỏi về tính xác thực của học thuyết Big Bang. Hầu hết các nhà vật lý đều nghĩ rằng vũ trụ được khởi tạo từ một điểm kỳ dị mà sau đó bắt đầu nở ra nhờ vụ nổ Big Bang từ khoảng 13,8 tỷ năm trước. Tuy nhiên, nếu như không hề có sự tồn tại của điểm kỳ dị, như dự đoán của giáo sự Laura, thì học thuyết này cũng sẽ bị đặt những nghi vấn.

Một trong những lý do khiến cho hố đen trở nên đặc biệt là bởi nó đã khiến cho hai học thuyết cơ bản về vũ trụ quay lại đối đầu nhau. Nếu như thuyết lực hấp dẫn của Einstein đưa ra dự đoán về sự hình thành của hố đen, thì một định luật cơ bản của thuyết lượng tử lại cho rằng không có bất kỳ vật chất nào trong vũ trụ này có thể biến mất.

Những nỗ lực nhằm kết hợp hai học thuyết này đã không mang lại hiệu quả và khiến mối quan hệ này trở thành "nghịch lý lỗ đen". Vậy làm thế nào để vật chất có thể biến mất mãi mãi trong một hố đen như đã dự đoán? TDù học thuyết mới của giáo sư Laura có đề cập đến việc kết hợp hai thuyết cơ bản này bằng toán học, nhưng nó đã nhận được không ít phản hồi từ những người tin vào sự tồn tại của hố đen.

"Các nhà vật lý đã và đang cố gắng sát nhập hai học thuyết lực hấp dẫn của Einstein và thuyết lượng tử từ hàng thập kỷ nay. Nhưng nghiên cứu này đã kết hợp được chúng với nhau", giáo sư Laura nói

Anh Minh

Theo Daily Mail

Chủ đề khác