VnReview
Hà Nội

Xu hướng công nghệ thế giới và ứng dụng cho Việt Nam

Sáng ngày 29/11vừa qua, hội thảo "Deep learning – xu hướng công nghệ thế giới và ứng dụng cho Việt Nam" do 5DESIRE tổ chức đã diễn ra tại khách sạn Sài Gòn, TP.Hồ Chí Minh.

Buổi hội thảo thu hút hơn 200 người tới tham dự ;và nhận được sự ủng hộ của đông đảo bạn trẻ tới từ nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, kinh tế, tâm lý học…

Diễn giả của chương trình là Tiến sĩ Lê Viết Quốc, nhà khoa học trẻ đầu tiên của Việt Nam nằm trong danh sách 35 nhà sáng tạo dưới 35 tuổi hàng đầu thế giới do tạp chí công nghệ uy tín MIT Technology Review (Mỹ) bình chọn, anh hiện đang làm việc tại Google.

Mở đầu hội thảo là những chia sẻ thú vị, mới mẻ của Tiến sĩ Quốc về trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – AI) và xu hướng công nghệ mới trong AI - Deep Learning.

Diễn giả Lê Viết Quốc

Theo những nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Viết Quốc, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc sau khi con người phát minh ra các công nghệ: động cơ hơi nước, điện, máy vi tính, internet. Công nghệ tiếp theo sẽ có sự tác động mạnh mẽ như vậy chính là trí thông minh nhân tạo.

Những năm gần đây, trí thông minh nhân tạo đã thu hút sự tham gia của các "ông lớn" như Google, Microsoft và Facebook, họ đã tự thành lập những nhóm nghiên cứu và thực hiện một số vụ mua bán ấn tượng. Trong đó xu hướng mới của AI, cụ thể là trong khoa học máy móc, được gọi là "Deep Learning" đang được quan tâm hơn cả. Deep learning là một thuật toán dựa trên một số ý tưởng từ não bộ với việc tiếp thu nhiều tầng biểu đạt, cả cụ thể lẫn trừu tượng, qua đó làm rõ nghĩa của các loại dữ liệu và đang được ứng dụng chủ yếu trong nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Quốc đã nâng cấp khả năng nhận diện hình ảnh tốt hơn 70% so với những nỗ lực trước đây của máy tính với độ chính xác được đẩy lên hơn 50%.

Điều đặc biệt của công nghệ Deep Learning là sự chính xác cao của nguồn dữ liệu khổng lồ, không bị hạn chế bởi sự quá tải của dữ liệu. Để thực hiện công trình khoa học của mình, nhóm nghiên cứu của Ts.Quốc tại Google đã sử dụng hơn 10.000 máy tính - tương đương số lượng máy tính mà Google đã phát triển cho công cụ tìm kiếm và các dịch vụ khác của họ.

P.V

Chủ đề khác