VnReview
Hà Nội

13 camera gián điệp nổi danh mọi thời đại

Khi nói về gián điệp, chúng ta nghĩ đến James Bond. Và khi chúng ta nghĩ về James Bond, chúng ta nghĩ đến các thiết bị điệp viên nay sử dụng. Nhưng các gián điệp ngoài đời thật cũng dùng các thiết bị hấp dẫn và kỳ thú, nhất là chiếc camera.

Nói cho cùng, camera là công cụ giám sát quan trọng của các gián điệp. Nhiều năm qua, các gián điệp đã có những bước tiến lớn, tạo ra các loại camera vô cùng sáng tạo, được ngụy trang khéo léo, thông minh và đôi khi rất kỳ cục. Sau đây là 13 camera tài tình nhất trong lịch sử gián điệp.

Automatique De Bertsch

Máy ảnh gián điệp không chỉ có ngắm-và-chụp. Năm 1861, những chiếc camera gián điệp phức tạp và tinh tế hơn nhiều. Lúc đó, những bức ảnh không phải chụp theo phương pháp kỹ thuật số, mà là chụp và sau đó được rửa ướt, in ra. Việc chụp ảnh một cách kín đáo gần như là điều không thể. Chiếc máy ảnh Chambre Automatique De Bertsch của Pháp này có thể chưa bao giờ được dùng vào các hoạt động bí mật, gián điệp, nhưng nó được gọi là "cha đẻ" của tất cả các loại máy ảnh tinh xảo nhất. Với kích thước chỉ 1,5 inch (3,8 cm), nó thực sự rất đáng nể phục.

Ansco Memo

Mọi thứ dần tốt lên sau khi các quy trình rửa phim khô ra đời và trở thành tiêu chuẩn. Camera như mẫu 35mm Ansco Memo Miniature này nhanh chóng trở thành một thiết bị phải có của các nhà điều tra bí mật vào những năm 1920 và 1930 – nó đủ nhỏ để cho vừa vào túi áo và hoạt động đủ nhanh để có thể chớp nhanh những bức ảnh một cách kín đáo.

Ticka Expo Watch Camera

Chiếc máy ảnh có hình dạng như một chiếc đồng hồ bỏ túi này không phải để xem giờ, và nó chỉ dày gấp đôi chiếc đồng hồ thật, nhưng vào giữa năm 1905 và 1914, đó là chiếc máy ảnh tốt nhất của các nhà điều tra. Expo Watch Camera có giá bán chỉ 1 USD với công dụng cho phép người dùng "chụp ảnh mà không ai phát hiện ra".

ABC Wristwatch Camera

Chiếc máy ảnh ABC Wristwatch Camera (sản xuất tại Đức vào năm 1949) có lẽ sẽ rất dễ bị phát hiện ra nếu người dùng không mặc áo dài tay. Tuy nhiên, chỉ cần một vài trò ảo thuật kín đáo, chiếc máy ảnh này sẽ trở thành một công cụ cực kỳ hữu ích. Ít nhất, trông nó cũng rất sành điệu.

Echo 8 Lighter Camera

Đa số máy ảnh ngụy trang dưới dạng một chiếc đồng hồ nhưng cũng có những camera lại được ngụy trang theo cách khác. Đây là một chiếc camera được nguy trang y chang một chiếc bật lửa.

Tessina 35 (máy ảnh dạng gói thuốc lá)

Rất hoàn hảo, chiếc camera Tessina 35 không khác gì một bao thuốc lá. Nó vừa đủ nhỏ để cho vào bao thuốc và trong bao thuốc này đều là những điếu thuốc giả. Khi rút hết những điếu thuốc giả này ra, bạn sẽ thấy một thiết bị như thế này:

Đó là một chiếc camera gián điệp vô cùng gọn gàng, vô cùng ấn tượng và được tin dùng trong suốt 38 năm – từ năm 1957 đến 1996.

Minox

Theo Bảo tàng Gián điệp quốc tế, chiếc camera; này có thể chụp đến 50 mức ảnh mà không cần tua lại, nó đủ nhỏ để nằm gọn trong lòng bàn tay và mang đến những bức ảnh chất lượng xuất sắc. Vào những năm 1960 và 70, đây là một công cụ rất cần thiết. Ngày nay, Minox là một trong những chiếc camera gián điệp nổi tiếng nhất lịch sử. Bạn vẫn có thể mua nó đấy: cách đây máy năm, Minox đã ra mắt một phiên bản kỹ thuật số.

Nhiếp ảnh gia bồ câu

Ngày nay, chúng ta có các loại máy bay tàng hình và hình ảnh vệ tinh để do thám trên không. Vào những năm 1940 và 50, chúng ta có chim bồ câu. Trông suốt các cuộc chiến tranh thế giới, bồ câu đã hoàn thành đến hơn 95% nhiệm vụ của chúng – được đeo một chiếc camera tự động, chim bồ câu trở thành các sứ giả, chim bồ câu cũng chính là các nhiếp ảnh gia.

Máy ảnh nhìn xuyên tường

Đây là một chiếc camera Stasi vào những năm 1980 cho phép chụp ảnh qua các lỗ kim trên bức tường.

Camera cài áo

Chiếc áo khoác của bạn giúp giữ ấm cho bạn. Còn chiếc áo khoác của một gián điệp giúp họ nắm giữ các bí mật. Các điệp viên của Mỹ, Liên Xô và các nước châu Âu đã chỉnh sửa áo khoác của họ để có thể giấu camera – nút áo là sự ngụy trang hoàn hảo nhất cho một ống kính. Cái chúng ta nhìn thấy ở đây là một chiếc camera KGB, ra đời vào những năm 1970.

Camera cặp tài liệu

Không phải tất cả camera gián điệp đều có thể di động dễ dàng, chiếc camera Stasi Briefcase này đủ lớn để nhét vừa vào chiếc cặp tài liệu. Nó to lớn, cồng kềnh hơn so với các mẫu camera tiểu xảo của những năm 1970 và 80, nhưng rất đáng giá: camera Briefcase chứa phim hồng ngoại và đèn flash vô hình với mắt người. Thật sự hoàn hảo để chụp ảnh trong tối.

Camera chìa khóa

Nếu là một điệp viên CIA vào những năm 1970, bạn có thể luôn có camera bên mình. Trừ phi quên chìa khóa, khi đó camera không có bên bạn.

Camera "hiển vi"

Ấn tượng không kém các loại camera ngụy trang và gián điệp bồ câu, chiếc camera này có thể chụp những bức ảnh cực nhỏ, đến mức bạn cần phải có kính hiển vi mới có thể nhìn ra. Đây là loại camera nhỏ, dễ che dấu nhưng lại cho ra đời những bức ảnh hoàn hảo, chuyên nghiệp, những bức ảnh có kích thước chỉ tính bằng đơn vị millimeter chụp các tài liệu nhạy cảm. Ảnh đủ nhỏ để cho vào một phong thư hoặc dấu trong những vật thông dụng khác.

Phương pháp gián điệp thông tin này được dùng rất rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ 2, trong thời chiến tranh lạnh và thậm chí là biện pháp để có thông tin qua Bức tường Berlin. Nó cũng là một dạng nén dữ liệu ở thời kỳ đầu, những bức ảnh nhỏ xíu thường được gắn vào chân các chú chim bồ câu đưa thư, và như thế, một con chim bồ cầu có thể truyền tải vô số thông tin.

Hoàng Lan

Theo Gizmodo

Chủ đề khác