VnReview
Hà Nội

Video cận cảnh tế bào bạch cầu tấn công ký sinh trùng

Một đoạn video time-lapse thú vị mô tả cảnh các tế bào bạch cầu tấn công ký sinh trùng đã được các nhà nghiên cứu khoa học gần đây đưa lên mạng.

Đoạn video time-lapse được các nhà nghiên cứu khoa học quay trong vòng 80 phút với tốc độ 30 giây/khung hình và phát lại ở tốc độ 15 khung hình/giây. Đoạn video có độ dài 48 giây cho thấy cảnh bạch cầu ái toan (eosinophil) đang tấn công ký sinh trùng xâm nhập. Trong đó, eosinophil là những tế bào trú ngụ trong các mô và nhiều nhất là ở mô niêm như niêm mạc của đường hô hấp và tiêu hóa.

Trước đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đặt ký sinh trùng vào trong một gen trước khi đưa các eosinophil được lấy từ tủy xương của một con chuột vào bên trong.

Lý do cho việc các nhà khoa học chọn bạch cầu ái toan trong số ba loại bạch cầu chính của con người là: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil). Các nhà nghiên cứu giải thích là do bạch cầu eosinophil thường đảm nhiệm vai trò chính trong việc chiến đấu chống lại các ký sinh trùng và các tế bào ung thư cũng như tham gia vào việc kiểm soát các chứng dị ứng phổ biến. Do vậy, việc lựa chọn;eosinophil là hợp lý nhất.

Sau một giờ thử nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng, có tới hàng ngàn tế bào bạch cầu eosinophil đã tấn công ký sinh trùng giống như với cách những con kiến ra sức bảo vệ tổ của mình khi có sự xâm phạm. Cách thức tấn công này khiến cho những con ký sinh trùng thực sự bị tiêu diệt và không thể kịp phản ứng lại.

Dưới đây là đoạn video time-lapse quay lại cảnh các tế bào bạch cầu ái toan tấn công ký sinh trùng:

Tiến Thanh

Theo Mirror

Chủ đề khác