VnReview
Hà Nội

Phát hiện “siêu hố đen” lớn hơn mặt trời gấp 12 tỷ lần

Sự phát hiện này có thể sẽ phá vỡ các lý thuyết hiện hành nghiên cứu về quy trình hình thành hố đen.

Hình ảnh minh họa: Một hố đen khổng lồ lớn hơn mặt trời hàng triệu đến hàng tỷ lần của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) phát hành vào ngày 27/2/2013.

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra một hố đen với tỷ lệ kích thước gần như không thể tưởng tượng được.

Theo Reuters, với tỷ lệ lớn gấp 12 tỷ lần so với mặt trời, hố đen này thách thức, phá vỡ mọi suy nghĩ của loài người từ trước tới nay về vũ trụ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Xue-Bing Wu đến từ trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết phát hiện của họ đã đem đến một thách thức lớn đối với các lý thuyết về sự phát triển của hố đen từ những ngày đầu sơ khai của dải ngân hà.

Hố đen khổng lồ này được sinh ra khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ lớn Big Bang đưa đến sự hình thành vũ trụ cách đây 13,7 tỷ năm. Các nhà khoa học đang bị vướng mắc bởi nghi vấn làm thế nào mà một hố đen với kích thước lớn cỡ đó lại được hình thành nhanh chóng như vậy.

Theo nhà nghiên cứu Fuyan Bian từ trường đại học quốc gia Úc, hố đen này quá lớn và hình thành nhanh hơn so với các lý thuyết về tốc độ hình thành hố đen hiện nay.

Đây không chỉ là hố đen lớn nhất từ trước đến nay mà nó còn nằm ở trung tâm của chuẩn tinh lớn nhất từng được phát hiện. Chuẩn tinh là những vật thể sáng nhất và có năng lượng lớn nhất trong vũ trụ, được cung cấp năng lượng và ánh sáng từ hố đen nằm ở chính giữa.

Để thấy rõ hơn bạn có thể hình dung rằng, thiên hà của chúng ta cũng có một hố đen ở trung tâm với tên gọi Mikly Way nhưng chỉ lớn hơn mặt trời khoảng bốn đến năm triệu lần.

Hố đen này đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học toàn cầu tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc khi đang thực hiện nhiệm vụ lập bản đồ bầu trời phía bắc và các phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí Nature.

Trang Bùi

Theo Time

Chủ đề khác