VnReview
Hà Nội

Ảnh, video về Trái Đất thứ 2

Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA đã phát hiện ra một "Trái Đất thứ hai" trong Dải Ngân Hà. Hành tinh mới này được đặt tên là Kepler-452b.

Nằm cách Trái Đất 1.400 năm ánh sáng, Kepler-452b có dấu hiệu của nước trên bề mặt và đặc biệt là nó cũng quay quanh một ngôi sao lớn (giống như Trái Đất quay quanh Mặt Trời). Hành tinh này có đường kính lớn hơn 60% so với Trái Đất. Lực hấp dẫn trên bề mặt của Kepler-452b cũng gấp đôi của Trái Đất.

Kepler-452b xoay quanh một ngôi sao trong khoảng 385 ngày. Điều đó có nghĩa là chỉ hơn thời gian Trái Đất xoay quanh Mặt Trời 20 ngày. Khoảng cách từ Kepler-452b đến ngôi sao này chỉ nhiều hơn 5% khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định khối lượng và các thành phần hóa học bên trong Kepler-452b. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây cho thấy một hành tinh có kích thước lớn như Kepler-452b có thành phần cấu tạo bên trong chủ yếu là đá. Kepler-452 là một ngôi sao lớn với 6 tỷ năm tuổi, nhiều hơn số tuổi của Mặt Trời 1,5 tỷ năm. Nó có cùng nhiệt độ với Trái Đất, nhưng sáng hơn khoảng 20%

Trước khi phát hiện ra Kepler-452b, NASA từng công bố hành tinh Kepler-186f gần giống với Trái Đất nhất. Hành tinh này lớn hơn Trái Đất khoảng 10 lần, và cách chúng ta 500 năm ánh sáng. Tuy nhiên, nó chỉ nhận được 1/3 năng lượng từ ngôi sao mẹ.

Ngoài Kepler-452b, tính đến nay tàu thăm dò vũ trụ Kepler đã phát hiện được 1030 hành tinh và 22 trong số đó được cho là có những điều kiện phù hợp với sự sống.;

Các nhà khoa học dự đoán rằng Kepler-452b "gần như chắc chắn có khí quyển" và đang có núi lửa hoạt động. Nhưng liệu một hành tinh như vậy có tồn tại sự sống hay không? Chúng ta sẽ phải chờ đợi các thế hệ tàu thăm dò vũ trụ mới trong tương lai để có thể quan sát bầu khí quyển (hiện vẫn còn là giả thuyết) của Kepler-452b.

Video mô phỏng về Kepler-452b.

Gia Lộc

Theo Discovery

Chủ đề khác