VnReview
Hà Nội

Thức ăn hết hạn sử dụng trên bao bì có độc hại?

Theo một bài viết mới được Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia Hoa Kỳ đăng tải, các món thức ăn đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì chưa chắc đã làm hại đến sức khỏe.

Theo một bài viết mới được Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia Hoa Kỳ đăng tải, các món thức ăn đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì chưa chắc đã làm hại đến sức khỏe của bạn.

Các dòng chữ "bán trước ngày" hay "sử dụng trước ngày" chỉ ghi chú thời điểm thực phẩm giữ được mùi vị tốt nhất.

Nói cách khác thì các mức thời hạn sử dụng này, theo tuyên bố của tờ Business Insider, là do các công ty thực phẩm... tự nghĩ ra. Các thông tin "bán trước ngày" hay "sử dụng tốt nhất trước ngày" được ghi trên bao bì của sản phẩm không phải là thời hạn an toàn để bạn sử dụng thực phẩm bên trong. Thay vào đó, chúng chỉ đóng vai trò thông báo cho người dùng thời điểm thức ăn còn giữ được "chất lượng tối ưu".

Như vậy, thực phẩm đã quá ngày sử dụng vẫn có thể được sử dụng một cách an toàn – miễn là trước đó bạn đã thực hiện bảo quản đúng cách. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khẳng định: "Nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách, các loại vi khuẩn trên thức ăn có thể phát triển, và nếu như chúng có chứa mầm bệnh, người dùng sẽ bị ngộ độc bất kể là trước hay sau thời hạn sử dụng".

Vậy, bạn phải căn cứ vào đâu để quyết định thời gian an toàn để sử dụng thực phẩm? Dấu hiệu dễ thấy nhất vẫn đến từ mùi và vị: những loại thực phẩm hỏng có mùi ôi thiu hoặc vị khác bình thường cần được nhanh chóng loại bỏ.

Theo một bài viết mới được Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia Hoa Kỳ đăng tải, các món thức ăn đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì chưa chắc đã làm hại đến sức khỏe của bạn.

Lưu ý rằng thực phẩm không được bảo quản tốt chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Tiếp đó, bạn có thể tính toán số ngày bảo quản lịch sử. Theo các thông tin được tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cùng Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bạn có thể sử dụng các cột mốc sau đây để bảo quản thực phẩm đúng cách:

- Thịt gia cầm: 1 – 2 ngày trong tủ lạnh; 9 tháng trong tủ đá.

- Thịt gà đã qua chế biến (đóng hộp): 3 – 4 ngày trong tủ lạnh khi chưa mở; 3 – 4 ngày khi đã mở hộp.

- Thịt lợn, cừu chưa qua chế biến: 3 – 5 ngày trong tủ lạnh.

- Thịt bò chưa nấu: 3 – 5 ngày trong tủ lạnh; 6 – 12 tháng trong tủ đá.

- Trứng: tối đa 3 – 5 tuần để ngoài hoặc trong tủ lạnh; tối đa 1 năm trong tủ đá.

- Thịt lợn mỡ muối xông khói: 2 tuần trong tủ lạnh, chưa mở bao bì; 7 ngày trong tủ lạnh, đã mở.

- Thịt nguội nói chung: 2 tuần trong tủ lạnh chưa mở bao bì; 3 – 5 ngày trong tủ lạnh sau khi mở; 1 – 2 tháng trong tủ đá.

- Cá hồi tươi sống: 1 – 2 ngày khi chưa mở hộp; 2 – 3 tháng trong tủ đá.

- Các loại hạt khô: 10 – 12 tháng trong tủ bếp.

- Bơ lạc: 3 tháng trong tủ khi chưa mở hộp; 3 – 4 tháng trong tủ lạnh khi đã mở hộp.

- Mỳ Ý: 3 năm trong tủ bếp.

- Sô cô la: 2 – 3 tuần trong nhiệt độ phòng (áp dụng với sô cô la tự làm); 6 – 9 tháng trong nhiệt độ phòng với sô cô la thông thường; 1 năm trong tủ lạnh; 18 tháng trong tủ đá.

- Sữa: 1 tuần trong tủ lạnh; 3 tháng trong tủ đá.

- Rau xà lách: 1 tuần trong tủ lạnh.

- Sữa chua: 7 – 10 ngày trong tủ lạnh; 1 – 2 tháng trong tủ đá.

- Ketchup: 1 năm để trong tủ bếp khi chưa mở, 1 tháng trong tủ bếp khi đã mở, 6 tháng trong tủ lạnh khi đã mở.

- Rượu vang: từ 3 năm trở lên khi chưa mở chai, 3 – 5 ngày trong tủ lạnh khi đã mở; 4 – 6 tháng trong tủ đá khi đã mở.

Lê Hoàng

Theo BGR

Chủ đề khác