VnReview
Hà Nội

Chế tạo thành công vật liệu "đen tối" nhất từ trước tới nay

Loại vật liệu được các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdulla tại Arab Saudi tối đến mức có thể hấp thụ được tất cả các ánh sáng chiếu lên bề mặt.

Loại vật liệu được các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdulla tại Arab Saudi tối đến mức có thể hấp thụ được tất cả các ánh sáng chiếu lên bề mặt.

Lấy cảm hứng từ loài bọ cyphochilus có thân màu trắng hoàn toàn, các nhà nghiên cứu tại Đại học King Abdulla vừa tạo ra một loại vật liệu "siêu đen" có khả năng hấp thụ gần như toàn bộ ánh sáng chiếu lên bề mặt với hy vọng sử dụng loại vật liệu này để tạo ra các tấm pin năng lượng mặt trời có hiệu suất cao hơn.

Mức độ hấp thụ ánh sáng từ tất cả các góc độ của loại vật liệu này lên tới 99%, cao hơn 26% so với ống nano carbon, vốn là loại vật liệu tối nhất trước đây. Trong tài liệu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, ĐH King Abdulla khẳng định mục tiêu "tạo ra vật liệu có khả năng hấp thụ ánh xạ từ tất cả các góc và độ phân cực" có lẽ sẽ là bất khả thi, song cuối cùng cũng đã thành công trong việc tạo ra loại vật liệu tối hết mức có thể.

Những người đã từng có dịp nhìn ngắm loại vật liệu này cho biết đây là một trải nghiệm vô cùng kỳ lạ, bởi vật liệu tối của ĐH King Abdulla hấp thụ ánh sáng tới mức mắt người không thể phân tích được, và do đó chỉ nhìn thấy "một vực thẳm không có đáy".

Loại vật liệu được các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdulla tại Arab Saudi tối đến mức có thể hấp thụ được tất cả các ánh sáng chiếu lên bề mặt.

Được biết, loại vật liệu này được tạo ra bằng cách đặt các ống phân tử nano lên trên một hình cầu phân tử nano. Vật liệu của ĐH King Abdulla thậm chí còn có thể chuyển sang dạng lỏng để sử dụng một cách dễ dàng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Khi chiếu tia laser vào vật liệu này, các nhà khoa học đã tạo ra một nguồn sáng mới.

Gia Bảo

Theo Independent

Chủ đề khác