VnReview
Hà Nội

Cử nhân Mỹ nghiên cứu lọc nước biển giá rẻ để khắc phục hạn hán

2 cử nhân Đại học North Carolina hiện đang tìm cách để giải tỏa cơn khát của cả thế giới bằng nước biển.

2 cử nhân Đại học North Carolina hiện đang tìm cách để giải tỏa cơn khát của cả thế giới bằng nước biển.

Sau 4 năm đại hạn tại California, nước Mỹ đang hiểu rõ hơn bao giờ hết rằng hạn hán là một mối đe dọa đáng sợ tới sự sinh tồn của con người. Thế nhưng, 2 cử nhân vừa tốt nghiệp Đại học North Carolina có tên Justin Sonnet và Chris Matthews lại cho rằng họ đã tìm ra giải pháp cho vấn đề cấp bách này.

Hệ thống thẩm thấu ngược SAROS do Sonnet và Matthews phát triển sẽ giúp loại bỏ muối khỏi nước biển bằng cách sử dụng các bơm cao áp có thể thu năng lượng từ chuyển động lên xuống của sóng biển. Nhờ có SAROS, nước biển sẽ bị loại bỏ muối và nhờ đó trở thành nước tinh khiết cho con người.

Được đưa ra biển bằng phao (và trước đó là phao con lắc), hệ thống SAROS sẽ thu nước biển vào bên trong và đẩy nước ra ngoài thông qua một màng thẩm thấu ngược để tách muối. Nước sạch có thể uống được sau đó sẽ được lưu trữ trong bình chứa.

"SAROS có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các hệ thống tách muối truyền thống, và bạn có thể mua nó với chi phí ban đầu khá thấp. Hệ thống này cũng thân thiện với môi trường, khác với trước đây mỗi lần bạn cần nhiều năng lượng để thực hiện quá trình thẩm thấu ngược bạn sẽ phải tìm nguồn phát, vốn đang là máy phát diesel trên nhiều hòn đảo và các khu vực quanh biển", Sonnet khẳng định.

2 cử nhân Đại học North Carolina hiện đang tìm cách để giải tỏa cơn khát của cả thế giới bằng nước biển.

Tổng cộng, hệ thống SAROS có thể tạo ra 9.000 lít nước sạch mỗi năm trong suốt vòng đời 10 năm của mình với chi phí là 23.000 USD (khoảng 515 triệu đồng).

Theo dự kiến, đội ngũ SAROS sẽ thử nghiệm phiên bản tiếp theo vào tháng 1 hoặc tháng 2 và đưa hệ thống này lên kệ trong vòng 2 năm. Đội nghiên cứu hiện tại đang "tập trung hoàn toàn vào việc sản xuất nước lọc và hướng tới các khu vực cần có giải pháp lọc muối nước biển lâu dài trên diện nhỏ".

Dù chưa chắc chắn rằng SAROS có thể hoạt động trên phạm vi rộng rãi để cung cấp cho toàn bộ bang California (vốn đòi hỏi các nhà máy lọc nước có công suất khoảng 190 triệu lít), nhà sáng lập Sonnet vẫn bày tỏ hy vọng vào tương lai của công nghệ này: "Chúng tôi thích đùa rằng mọi người sẽ không dùng nước của chúng tôi để rửa xe. Nhưng chúng tôi sẽ xem xem tương lai sẽ đưa chúng tôi tới đâu".

Hiện tại, vấn đề lớn nhất của SAROS là thuyết phục các nhà đầu tư rằng hệ thống này hoàn toàn xứng đáng với khoản tiền bỏ ra. Đáng mừng là dự án này đã được chọn làm 1 trong 30 dự án được giới thiệu tại hội thảo Hello Tomorrow được tổ chức tại Paris vừa qua và cũng đã lọt vào vòng bán kết của cuộc thi Port Tech Pitch vừa tổ chức trong tháng 6.

Lê Hoàng

Theo Business Insider

Chủ đề khác