VnReview
Hà Nội

Sán dây có thể gây ung thư?

Một báo cáo y tế gần đây cho thấy loài sán dây thực sự là một mối nguy hiểm mới với nền y học hiện đại bởi nguy cơ gây ung thư của chúng đã bắt đầu hiển hiện.

Các khối ung thư và hạch phát triển trong phổi, tuyến thượng thận và gan của bệnh nhân.

Theo CNN, giới y tế đã bắt đầu quan tâm hơn tới trường hợp ung thư hiếm có gây do bởi loài sán. Trường hợp của một người đàn ông 41 tuổi đã dấy lên những quan ngại mạnh mẽ hơn bao giờ hết về việc liệu nhiễm khuẩn thông thường có thể gây tử vong.

Năm 2013, các bác sỹ ở Bệnh viện Medellin, Colombia đã tiếp nhận trường hợp một người đàn ông 41 tuổi bị mắc khối u đường kính 4cm trong phổi, tuyến thượng thận và hạch bạch huyết. Ông cũng dương tính với virus HIV nhưng lại không dùng thuốc chống HIV. Do vậy, hệ miễn dịch của người đàn ông này bị suy giảm nghiêm trọng.

Sau quá trình xét nghiệm và đánh giá, các bác sỹ vô cùng ngạc nhiên khi nguyên nhân gây ra khối ung thư trong người bệnh lại không phải do vấn đề nội sinh.

Nghiên cứu ADN tiết lộ, các tế bào gây ung thư đến từ một loài ký sinh trùng trong đường ruột có tên sán dây lùn. Loại sán dây này thường được tìm thấy chủ yếu ở vùng khí hậu ấm áp và những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Bệnh nhân 41 tuổi này không may đã chết sau đó vì suy thận. Tuy nhiên, các bác sỹ nghi ngờ rằng, các tế báo sán dây lùn là nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết cho bệnh nhân.

Cận cảnh loài sán dây lùn (tên khoa học:;Hymenolepis nana)

Đây là trường hợp đầu tiên một bệnh nhân ung thư bị tử vong do tế bào đột biến trên ký sinh trùng gây ra. Điều này đặt ra những câu hỏi về hệ thống miễn dịch trong quá trình phòng ngừa và điều trị ung thư.

Tế bào bị đột biến của sán dây lùn.

Không chỉ có loài sán dây lùn mới gây ra nguy cơ ung thư. Một số loài ký sinh trùng khác cũng được ghi nhân như trường hợp của loài giun dẹp có thể gây ung thư ống mật hoặc ung thư bàng quang. Trong trường hợp này, ung thư gây ra chủ yếu bởi sự kết hợp giữa chứng viêm nhiễm và các chất sản sinh ra từ ký sinh trùng. Chúng tạo nên những tác động tới tế bào của con người và dần phát triển thành ung thư mãn tính.

Tác dụng của hệ miễn dịch với cuộc chiến chống lại ung thư đã không còn là điều quá xa lạ. Các tế bào miễn dịch liên tục "tuần tra" trong cơ thể con người và phá hủy tất cả tế bào lạ, bất thường. Trái ngược lại, một hệ miễn dịch suy yếu sẽ là mầm mống nuôi dưỡng cho nhiều căn bệnh xâm nhập từ bên ngoài, bao gồm cả những loài ký sinh trùng gây hại.

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn những người bị nhiễm HIV thường có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn so với phần đông mọi người. Tuy vậy tại các quốc gia đang phát triển, nơi HIV và các bệnh ký sinh trùng khá phổ biến, các loài ký sinh trùng bị đột biến gây ung thư có thể sẽ là một hiểm họa mới.

Loài giun tròn lây nhiễm từ các loài vật nuôi như chó, mèo và cả người chưa được tẩy giun hàng năm gây ra 70 ca mù lòa trên thế giới, đa phần là trẻ em.

Bài học chính cho các quốc gia đang phát triển đối với nguy cơ sức khỏe mới, đó chính là tăng cường nghiên cứu và y tế công cộng. Bởi lẽ, vấn đề bệnh truyền nhiễm tại các quốc gia này thường bị coi nhẹ hơn so với nhiều căn bệnh nan y khác.

Tất nhiên, câu chuyện về loài ký sinh trùng gây ung thư có thể chưa đủ sức lay động sự "cảnh giác" của nhiều người. Nhưng chúng ta hãy nhớ về tới dịch bệnh Ebola tại Tây Phi đã cướp đi mạng sống của 28.000 người vừa qua và thấy rằng, vấn đề chăm sóc sức khỏe, tránh khỏi các căn bệnh truyền nhiễm đơn giản cũng quan trọng không kém sứ mệnh chống lại đại dịch AIDS của toàn nhân loại.

Hiện nay, theo thống kê có khoảng 75 triệu người trên thế giới đang nhiễm sán dây lùn do ăn phải trứng sán có trong thực phẩm bị dính phân người đã nhiễm ký sinh trùng. Loài sán này sống ký sinh và sinh sản âm thầm trong ruột người.

Tiến Thanh

Chủ đề khác