VnReview
Hà Nội

Dùng thuốc giảm cân có thể tăng nguy cơ bị ung thư?

Các nhà khoa học vừa tiết lộ việc sử dụng các thuốc bổ sung crôm (chromium) lâu dài có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị ung thư. Crom là một khoáng chất vi lượng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo và protein.

Theo DailyMail, khoáng chất crom thường được tìm thấy trong các loại thuốc giúp giảm cân và làm đẹp hình thể. Tuy nhiên, crom có thể là một chất gây ung thư, và nó làm gia tăng nguy cơ bị ung thư.

Thực ra, mọi người đã biết đến chất gây ung thư; trong bộ phim nổi tiếng Erin Brockovich có nữ diễn viên Julia Roberts thủ vai, trong đó liên quan đến một loạt các loại bệnh – gồm cả ung thư – do chất gây ung thư có ở nguồn nước uống của thành phố California.

Hiện nay, một nghiên cứu mới của Australia phát hiện ra crom bị chuyển hóa một phần thành chất gây ung thư – gọi là called hexavalent chromium – khi nó xâm nhập vào tế bào.

Phát hiện trên dấy lên những lo ngại về sức khỏe khi sử dụng các chất bổ sung crom kéo dài. Khoáng chất này cơ bản được phát hiện ra trong 2 dạng. Đầu tiên là trivalent chromium(III) picolinate, được bán dưới dạng các chất bổ sung dinh dưỡng; và thứ hai là hexavalent chromium(VI), một loại chất gây ung thư.

Các thuốc bổ sung giúp giảm cân và làm đẹp chứa 500 microgram crom trong mỗi viên thuốc. Thuốc bổ sung crom cũng được dùng để điều trị các rối loạn chuyển hóa, bao gồm kháng insulin và tiểu đường loại 2. Nhưng, cơ chế hoạt động của crom trong cơ thể vẫn chưa được hiểu rõ. Viện Khoa học quốc gia Mỹ ước tính người lớn bổ sung 200 microgram crom là an toàn và vừa đủ.

Những phát hiện này khiến nhiều người phải  nghĩ lại về việc uống thuốc bổ sung chưa liều cao crom. Hơn nữa, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và Sức khỏe quốc gia của Australia, khuyến cáo liều dùng hàng ngày dành cho người lớn là chỉ từ 25-35 microgram.

Trong một nghiên cứu mới, nhóm các nhà khoa học đến từ trường Đại học Sydney đã sử dụng crom để điều trị cho những con chuột béo phì trong phòng thí nghiệm. Sau đó họ thiết lập bản đồ về mỗi  một nguyên tố hóa học có trong tế bào, dùng một chùm tia X mạnh, gọi là synchrotron.

Tác giả dẫn đầu nghiên cứu Lindsay Wu nói rằng: "Chùm tia X mạnh này hoạt động giống như một chiếc kính hiển vi huỳnh quang, cho phép chúng tôi không chỉ nhìn thấy crom trong tế bào mà còn xác định đâu là crom (III) hoặc là sự kết hợp của crom (III) crom (V) và crom (VI). Những rủi ro liên quan đến phơi nhiễm crom đối với sức khỏe đều phụ thuộc vào trạng thái oxy hóa của nó. Chúng tôi đã có thể chứng minh quá trình oxy hóa của crom bên trong tế bào đã xảy ra, nghĩa là nó mất các electron và biến đổi thành một dạng chất gây ung thư".

Chùm tia X mạnh cho phép các nhà khoa học không chỉ nhìn thấy crom trong tế bào mà còn xác định đâu là crom (III) hoặc là sự kết hợp của crom (III) crom (V) và crom (VI).

Những thử nghiệm sâu hơn được thực hiện tại Australia và Nhật Bản đã giúp làm rõ bản chất "gây ung thư" của chromium(V) và chromium(VI) hình thành trong tế bào.

Giáo sư Peter Lay của trường Đại học Sydney cũng cho biết, những bệnh ung thư liên quan đến crom (VI) thường ủ bệnh trong hơn 20 năm. Vì vậy, những phát hiện trên đang làm dấy lên mối lo ngại về khả năng gây ung thư của hợp chất crom và những rủi ro khi uống các loại thuốc bổ sung crom lâu dài hoặc liều cao.

Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu để khẳng định việc bổ sung crom có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư. Các nhà khoa học cũng xác định rằng những phát hiện trên "rất khó" áp dụng đối với lượng crom có trong thức ăn.

Hoàng Lan

Chủ đề khác