VnReview
Hà Nội

Rác thải vũ trụ có thể gây ra chiến tranh

Theo Guardian, hư hại do rác thải vũ trụ gây ra có thể sẽ bị các quốc gia coi là đòn tấn công của đối thủ nhắm vào vệ tinh của nước mình.

Hư hại do rác thải vũ trụ gây ra có thể sẽ bị các quốc gia coi là đòn tấn công của đối thủ nhắm vào vệ tinh của nước mình, tờ Guardian đưa tin.

Hình minh họa rác thải trong không gian.

Theo các nhà khoa học tại Mỹ và Nga, hiện tượng rác thải vũ trụ tăng cao có thể gây ra các mâu thuẫn chính trị và thậm chí là chiến tranh. Các nhà nghiên cứu cho rằng các mảnh rocket đã sử dụng cũng như các loại rác cứng khác sẽ tạo ra "một mối nguy chính trị đầu bảng" do các nước sẽ phải rất khó khăn để xác nhận một vệ tinh đã va chạm với các mảnh vụn hay là bị tấn công bởi các quốc gia khác.

Các cơ quan vũ trụ tại Mỹ và Nga hiện đang theo dõi 23.000 mảnh vụn rác thải vũ trụ có đường kính lớn hơn 10cm. Song các ước tính lại cho rằng số mảnh vụn có kích cỡ từ 1 - 10cm là hơn 500.000, còn con số các mảnh vụn nhỏ hơn sẽ lên tới hàng nghìn tỷ.

Lượng rác thải khổng lồ này sẽ đe dọa nhiều nhất tới các vệ tinh bay trong quỹ đạo LEO (quỹ đạo thấp), nơi các mảnh vụn có thể va vào tàu vũ trụ ở vận tốc 50.000 km/h. Ở độ cao khoảng 160km - 2.000km, quỹ đạo LEO cũng là nơi tập trung phần lớn các loại vệ tinh quân sự.

Trong một báo cáo sắp công bố, nhà khoa học Vitaly Adushkin của Viện Khoa học Nga cho biết rác thải vũ trụ có thể "kích động mâu thuẫn chính trị hoặc thậm chí là chiến tranh giữa các nước có du hành vũ trụ". Chủ sở hữu của vệ tinh bị phá hủy khó có thể xác định nhanh được nguyên nhân thực tế của vụ tai nạn.

Hư hại do rác thải vũ trụ gây ra có thể sẽ bị các quốc gia coi là đòn tấn công của đối thủ nhắm vào vệ tinh của nước mình, tờ Guardian đưa tin.

Hư hại do rác thải vũ trụ gây ra không khác gì vết đạn bắn.

Ông Adushkin cũng cho biết hiện tượng vệ tinh bất ngờ ngừng hoạt động mà không rõ nguyên nhân cũng từng xảy ra trong nhiều thập kỷ trước. Nhưng nhà khoa học này cũng khẳng định chỉ có duy nhất 2 khả năng có thể xảy ra: hoặc là vệ tinh va chạm với rác thải, hoặc là bị tấn công bởi một thế lực đối địch.;

Vào năm 2013, một vệ tinh của Nga có tên Blits đã bị hư hại nặng sau khi va chạm với các mảnh vụn đến từ một vệ tinh thời tiết cũ bị Trung Quốc phóng tên lửa phá hủy từ năm 2007. Động thái này, được coi là một nỗ lực nhằm chứng minh khả năng phá hủy vệ tinh của Bắc Kinh, đã tạo ra 3.000 mảnh vụn trong quỹ đạo LEO.

Báo cáo của Adushkin cho biết số lượng mảnh vụn trong không trung đã tăng đáng kể trong vòng nửa thế kỷ qua, khi con người tiến vào vũ trụ. Nếu như các nước không nỗ lực làm sạch không trung, "hiệu ứng đổ thác" sẽ xảy ra, khi các khối mảnh vụn lớn va chạm vào nhau và tạo ra thêm nhiều mảnh vụn nhỏ.

Các dữ liệu từ Cơ quan Vũ trụ Nga cho thấy trạm vũ trụ ISS đã phải thực hiện các hành động khẩn cấp để tránh rơi các mảnh vụn trong năm 2014. Ngay cả những mảnh sơn nhỏ tróc ra khỏi tàu vũ trụ cũng là hết sức nguy hiểm. Rất nhiều lần các tàu con thoi của NASA đã va chạm với các mảnh sơn này, buộc các kỹ thuật viên phải thay thế cửa sổ của các tàu này khi hạ cánh.

Trước đó, vào năm 2011, NASA đưa ra cảnh báo rằng rác thải vũ trụ đã tăng theo cấp số mũ, và cũng đã đạt "mức giới hạn" gây đe dọa tới các vệ tinh cũng như ISS.

Lê Hoàng

Chủ đề khác