VnReview
Hà Nội

Đồng hồ tận thế: Chỉ còn 3 phút nữa để "cầu nguyện"

Con người vẫn rất, rất gần với thảm họa diệt vong do vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu gây ra.

Con người vẫn rất, rất gần với thảm họa diệt vong do vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu gây ra.

Theo CNN, các thành viên của tổ chức Bản tin Khoa học Nguyên tử đã đưa ra quyết định giữ nguyên kim phút của Đồng hồ Tận thế, chiếc đồng hồ tượng trưng cho mối nguy hiểm do con người gây ra với Trái Đất, ở mức 3 phút tới nửa đêm. Như vậy, Đồng hồ Tận thế năm nay vẫn giữ nguyên mức cũ so với năm 2015, cũng là mức cao nhất kể từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

Tuyên bố của Bản tin Khoa học Nguyên tử khẳng định: "3 phút tới nửa đêm là quá gần, quá gần với tận thế. Do đó, chúng tôi, các thành viên ban Khoa học và An ninh của Bản tin Khoa học Nguyên tử, muốn tỏ ra rõ ràng về quyết định không di chuyển các kim của Đồng hồ Tận thế trong năm 2016. Quyết định này không phải là một tin tốt lãnh mà là một biểu hiện đáng buồn rằng các nhà lãnh đạo thế giới đã tiếp tục thất bại trong việc tập trung năng lực của họ và sự chú ý của thế giới vào việc giảm bớt các nguy hiểm khôn cùng do vũ khí và hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra".

Để đưa ra quyết định này, Bản tin Khoa học Nguyên tử đã phối hợp với Ủy ban Hỗ trợ bao gồm rất nhiều các nhà khoa học đạt giải Nobel để liên tục đánh giá các vấn đề toàn cầu nhằm đưa ra quyết định dịch chuyển hay giữ nguyên kim Đồng hồ Tận thế.

Trong năm qua, mặc dù thế giới đã chứng kiến nhiều sự kiện tích cực như thỏa thuận giải trừ hạt nhân giữa Iran và Mỹ hay hội nghị về biến đổi khí hậu tại Paris, các sự kiện đáng lo ngại như căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Nga, chiến tranh tại Syria và Ukraina, các thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên cùng quyết định hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của nhiều quốc gia đã khiến cho các bước tiến tới hòa bình trở nên khó khăn hơn.

Con người vẫn rất, rất gần với thảm họa diệt vong do vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu gây ra.

Tổ chức Bản tin Khoa học Nguyên tử được thành lập vào năm 1945 bởi chính các nhà khoa học tham gia phát triển bom hạt nhân của dự án Mahattan tại Mỹ. 2 năm sau đó, khi nước Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, tổ chức này đã thiết kế ra Đồng hồ Tận thế để cảnh báo thế giới về mối nguy đến từ bom nguyên tử.

Vào năm ngoái, Đồng hồ Hạt nhân đã bị đẩy nhanh tới 2 phút và đạt mức 3 phút tới nửa đêm. Khi bắt đầu chạy, chiếc đồng hồ này được đặt ở mức 7 phút tới nửa đêm. Mức cao nhất mà chiếc Đồng hồ Tận thế đạt tới là 2 phút tới nửa đêm, khi cả Mỹ và Liên Xô đều thử nghiệm bom nhiệt hạch vào năm 1953.

Chuyên gia Sivan Kartha của Bản tin Khoa học Nguyên tử khẳng định rằng các xu hướng khí hậu toàn cầu cũng đã đóng góp một phần quan trọng vào quyết định giữ nguyên vị trí kim Đồng hồ Tận thế trong năm nay. Ông khẳng định các cuộc thảo luận tại Paris chỉ là "một thành công tạm thời". Tuyên bố của Bản tin Khoa học Nguyên tử cũng đưa ra quan điểm tương tự:

"Dù có thể rất hứa hẹn nhưng thảo luận về khí hậu tại Paris chỉ đến vào thời điểm cuối năm Trái đất đạt mức nhiệt độ cao nhất trong lịch sử ghi chép, và mức tăng nhiệt độ so với thời kỳ tiền-công nghiệp đã cao hơn 1 độ C". Đảng Cộng hòa của nước Mỹ bị chỉ trích gay gắt trong tuyên bố này do không chịu thừa nhận vấn đề biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Con người vẫn rất, rất gần với thảm họa diệt vong do vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu gây ra.

Hội thảo về Biến đổi Khí hậu tại Paris không đủ để giảm trừ nguy cơ diệt vong của nhân loại.

Nhìn về tương lai, chuyên gia Lawrence M. Krass thuộc Ban Hỗ trợ của Bản tin Khoa học Nguyên tử khẳng định, cách duy nhất để Đồng hồ Tận thế giảm xuống là khi các nước giảm đầu tư vào vũ khí nguyên tử, tăng cường giải trừ vũ khí cũng như thuyết phục Bắc Triều Tiên xuống thang hạt nhân. Song, ông Krauss cũng cho rằng chìa khóa dẫn tới tương lai an toàn thuộc về các nhà lãnh đạo chính trị nói riêng và loài người nói chung: "Trừ khi chúng ta thay đổi cách nghĩ, loài người vẫn sẽ chìm trong nguy hiểm trầm trọng".

Lê Hoàng

Chủ đề khác