VnReview
Hà Nội

Johnson & Johnson phải bồi thường 72 triệu USD vì vụ phấn rôm liên quan đến ung thư

Thẩm phán tại St Louis, bang Missouri, nước Mỹ cho rằng Johnson & Johnson đã không cảnh báo người dùng về mối nguy hại tiềm tàng của bột talc dù đã được cảnh báo bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ từ năm 1999.

Thẩm phán tại St Louis, bang Missouri, nước Mỹ cho rằng Johnson & Johnson đã không cảnh báo người dùng về mối nguy hại tiềm tàng của bột talc dù đã được cảnh báo bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ từ năm 1999.

Theo tờ Telegraph, vào ngày hôm nay (24/2) tập đoàn dược mỹ phẩm Johnson & Johnson đã bị tòa án St Louis, Missouri đưa ra phán quyết buộc phải bồi thường 72 triệu USD cho gia đình của một người phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Người phụ nữ này, tên gọi Jackie Fox, đã sử dụng 2 sản phẩm vệ sinh có bột talc (tan-cơ) của Johnson & Johnson, Baby Powder và Shower to Shower trong vòng 35 năm trước khi bị chẩn đoán ung thư buồng trứng vào 3 năm trước. Bà Fox đã qua đời vào năm ngoái vì căn bệnh ung thư.

Trong khi phần lớn các nhà sản xuất bột talc tại Mỹ đều đã chuyển sang sử dụng bột hồ ngô sau khi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về tác hại của bột talc, các nhà sản xuất tại các nước khác vẫn tiếp tục sử dụng loại chất cũ. Hiện tại, Johnson & Johnson vẫn đang phải đối mặt với 1.200 vụ kiện tại nước Mỹ với cáo buộc rằng khách hàng đã không được cảnh báo về nguy cơ sức khỏe.

Tuy vậy, phán quyết của toà án St Louis chắc chắn sẽ gây tranh cãi, vì hiện tại phần lớn các chuyên gia về ung thư vẫn cho rằng mối liên hệ giữa bột talc và bệnh ung thư vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Johnson & Johnson bị buộc phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 10 triệu USD và nộp phạt 62 triệu USD. Thành viên của bồi thẩm đoàn, Krista Smith cho rằng Johnson & Johnson đã có điểm không trung thực: "Rõ ràng là họ đang che giấu điều gì đó. Tất cả những gì họ cần làm là dán giấy cảnh báo".

Trước thập niên 1970, bột talc thường nhiễm chất atbet, một loại chất có thể gây ung thư. Tuy vậy, kể từ đó tất cả các sản phẩm gia đình chứa bột talc đã được luật pháp quy định phải được khử atbet.

Một vài nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng các hạt talc có thể di chuyển vào buồng trứng gây ra hiện tượng viêm sưng khó chịu. Quá trình viêm sưng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Song, vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho giả thuyết này và các nghiên cứu về vấn đề liệu thuốc chống viêm có thể ngăn ngừa ung thư hay không đều cho thấy chúng không có hiệu nghiệm.

Thẩm phán tại St Louis, bang Missouri, nước Mỹ cho rằng Johnson & Johnson đã không cảnh báo người dùng về mối nguy hại tiềm tàng của bột talc dù đã được cảnh báo bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ từ năm 1999.

Phần lớn các nghiên cứu khẳng định mối liên hệ giữa bột talc và bệnh ung thư đều có điểm sai sót và được thực hiện dựa trên khẳng định của người tham gia về việc đã sử dụng bột talc nhiều năm trước đó. Nghiên cứu nhóm duy nhất về vấn đề này khẳng định bột talc không có liên hệ với bệnh ung thư buồng trứng.

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc khẳng định trên trang web của mình: "Nếu thứ gì đó thực sự gây ra ung thư, bạn sẽ thấy rằng những người tiếp xúc với thứ đó càng nhiều sẽ có nguy cơ ung thư càng cao. Ví dụ, bạn càng hút thuốc nhiều thì nguy cơ ung thư phổi càng tăng cao. Nhưng phần lớn các nghiên cứu đều không chỉ ra một mối quan hệ tương tự giữa bột talc và ung thư buồng trứng".

Tổ chức từ thiện cho bệnh nhân ung thư buồng trứng Ovacome cho biết: "Bằng chứng về mối liên hệ là rất yếu, nhưng kể cả trong trường hợp talc có thể tăng nguy cơ ung thư buồng trứng vào khoảng 1/3. Đây là một mức tăng bình thường và ung thư buồng trứng là một căn bệnh khá hiếm. Tăng nguy cơ thấp thêm 1/3 vẫn sẽ chỉ mang lại một nguy cơ thấp".

Đại diện của Johnson & Johnson sau đó cũng đã ra tuyên bố chính thức bày tỏ sự thất vọng về phán quyết mới nhưng vẫn khẳng định rằng sản phẩm của hãng này hoàn toàn an toàn: "Chúng tôi không có trọng trách nào cao hơn sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng và chúng tôi thất vọng với kết quả của phiên xử. Chúng tôi thông cảm với gia đình nguyên đơn nhưng vẫn tin vào sự an toàn của bột talc mỹ phẩm, vốn đã được chứng minh bởi bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học trong hàng thập kỷ".

Lê Hoàng

Chủ đề khác