VnReview
Hà Nội

Những điều bạn cần biết về độ an toàn của bột talc trong phấn rôm, mỹ phẩm

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bột talc có trong phấn rôm Johnson & Johnson và bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bột talc có trong phấn rôm Johnson & Johnson và bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Mới đây, nhà sản xuất dược mỹ phẩm Johnson & Johnson đã bị buộc phải bồi thường 72 triệu USD tới gia đình của một người đã chết vì bệnh ung thư buồng trứng. Người phụ nữ này đã sử dụng bột talc của J&J trong vòng 50 năm và cũng đưa ra cáo buộc sản phẩm của công ty đã gây ra căn bệnh này cho mình.

Vụ việc này là đặc biệt đáng lo ngại bởi bột talc hiện đang có trong rất nhiều sản phẩm gia dụng phổ biến. Đây là một loại chất phụ gia được sử dụng trên mỹ phẩm, bao gồm cả nhiều loại phấn rôm được quảng cáo là chuyên dùng cho trẻ em.

Đại diện của Johnson & Johnson sau đó cũng đã ra tuyên bố chính thức bày tỏ sự thất vọng về phán quyết mới nhưng vẫn khẳng định rằng sản phẩm của hãng này hoàn toàn an toàn: "Chúng tôi không có trọng trách nào cao hơn sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng và chúng tôi thất vọng với kết quả của phiên xử. Chúng tôi thông cảm với gia đình nguyên đơn nhưng vẫn tin vào sự an toàn của bột talc mỹ phẩm, vốn đã được chứng minh bởi bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học trong hàng thập kỷ".

Bạn có nên tránh sử dụng sản phẩm có bột talc hay không?

Các tổ chức y tế hiện vẫn chưa đưa ra kết luận chắc chắn về khả năng bột talc gây hại cho người tiêu dùng, nhưng một vài cách sử dụng loại bột này được cho là sẽ gây ra một số rủi ro nhất định. Tổ chức Kiểm soát Dịch tễ Hoa Kỳ (CDC) không hề đưa ra mối nguy hại nào về mặt hóa học của talc, nhưng cũng lưu ý người dùng cần tránh hít phải bột talc.

Dự án Thẻ lưu ý An toàn Hóa học của Mỹ (ICSC) kết luận về loại bột như sau: "Chất talc có thể gây hại cho phổi, dẫn đến tình trạng ho bụi phổi".

Rất nhiều bác sĩ nhi khoa cũng đã khuyến cáo tránh sử dụng phấn rôm cho trẻ em vì sợ các em hít phải bột talc. Ít nhất là từ thập niên 1960, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã khuyến cáo tránh sử dụng bột phấn rôm vì các nguy cơ tới hệ hô hấp.

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bột talc có trong phấn rôm Johnson & Johnson và bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Bệnh ung thư thì sao?

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), talc không phải là một chất gây ung thư được xác định. Thông tin của ACS cho biết các nhà khoa học "gợi tới khả năng" bột talc có thể gây ung thư buồng trứng nếu như tiếp xúc trực tiếp với khu vực vùng kín của phụ nữ.

Tuyên bố của tổ chức này về bột talc khẳng định: "Với từng người, nếu như nguy cơ tăng cao có tồn tại thì mức tăng tổng thể gần như chắc chắn là rất nhỏ. Tuy vậy, talc vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên nhiều sản phẩm, do đó việc kết luận loại bột này có làm gia tăng ung thư hay không là rất quan trọng. Các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn tiếp tục".

Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Toàn cầu (IARC) xếp loại việc sử dụng các sản phẩm chứa talc là "có thể là chất gây ung thư cho con người". Tuy vậy, cần lưu ý rằng mức xếp hạng "có thể là chất gây ung thư", tức mức 2B của bột talc không có nghĩa rằng loại bột này chắc chắn sẽ gây ung thư. Giáo sư Ken Foster, Đại học Pennsyulvania cho biết: "Kết luận của IARC dễ bị mọi người hiểu sai. Nói rằng thứ gì đó 'có thể là chất gây ung thư' cũng giống như là nói ai đó 'có thể là kẻ trộm' vì anh ta đứng ở trong cửa hàng khi cửa hàng này bị mất trộm".

Dầu dừa, cà phê, rau muối, sóng di động và kẽm cũng nằm trong nhóm 2B của IARC. Các bằng chứng gây ung thư của các chất này là không đủ để thuyết phục các tổ chức y tế đưa ra khuyến cáo chống sử dụng.

Talc có thể có mặt trên những sản phẩm nào?

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bột talc có trong phấn rôm Johnson & Johnson và bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Phấn rôm Johnson & Johnson được quảng bá là có thể sử dụng cho trẻ em.

Talc thường được sử dụng do khả năng hút ẩm và đánh bóng bề mặt, do đó chất này thường có trong phấn má hồng, phấn phủ mặt, bút tạo bóng mắt và cả phấn rôm.

Một số loại talc thậm chí còn được sử dụng trong thực phẩm. Kết luận của FDA cho thấy talc dạng này "thường được coi là an toàn khi sử dụng tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất an toàn".

Cần lưu ý rằng FDA không buộc các sản phẩm mỹ phẩm phải qua kiểm nghiệm của cơ quan này nhưng cũng yêu cầu các nhà sản xuất mỹ phẩm phải "ghi chú đúng" và đảm bảo cho sản phẩm của mình đạt "an toàn trong điều kiện sử dụng đã được ghi chú hoặc điều kiện sử dụng thông thường". Chính điểm này đã khiến cho Johnson & Johnson thua kiện trong vụ việc nói trên. Gia đình của nạn nhân cho rằng công ty này đã không đưa ra cảnh báo đúng mực về các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng bột phấn rôm Baby Powder và Shower to Shower.

Lê Hoàng

Tổng hợp

Chủ đề khác