VnReview
Hà Nội

Chúng ta có nên ăn thịt bò, thịt heo hay không?

Nên hay không nên ăn thịt đỏ còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn sử dụng chúng ra sao.

Thịt đỏ trong cách hiểu ẩm thực truyền thống là các loại thịt mang sắc đỏ khi còn tươi và không đổi thành màu trắng khi nấu chín. Đây là loại thịt từ phần lớn các loài thú.

Theo giải thích của;Wikipedia, thịt đỏ được định nghĩa là các loại thịt bò, thịt cừu, thịt heo và thịt bê ngoài ra còn có thịt ngựa, thịt trâu. Chính các chất ôxy hóa chứa trong các hem (nhóm thay thế chứa các nguyên tố sắt màu đỏ) tạo màu đỏ cho thịt, nhưng quá nhiều các chất này sẽ làm thay đổi hoạt chất của mô dẫn tới ung thư.

Chúng ta cũng biết rằng, thịt đỏ là nguồn dinh dưỡng sẵn có mà bạn thu nạp hàng ngày thông qua con đường ăn uống. Bạn có thể bắt gặp loại thịt này ở khắp mọi nơi từ nhà hàng, quán ăn cho tới chợ hay siêu thị. Tuy nhiên điều chúng ta vẫn hay thắc mắc là thịt đỏ ăn nhiều liệu có tốt không?

Trước khi có thể đưa ra câu trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi này, bạn cần phải hiểu thịt đỏ đem lại cho bạn điều gì và lấy đi của bạn điều gì.

Dinh dưỡng

Theo Hướng dẫn về chế độ ăn uống cân bằng của người Úc, con người cần phải tiêu thụ những loại thịt nạc và khối cơ hay thịt từ gia súc, cừu, lợn, dê và chuột túi để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Thịt nạc đa phần là những khối thịt nằm gần cơ và có tổng lượng chất béo và chất béo bão hòa đa thấp hơn so với nhiều thực phẩm cung cấp chất béo khác.

Chất béo bão hòa hay chất béo no là loại chất béo có cả trong động vật và thực vật như bơ, một số loại thịt đỏ, trứng và dừa.

Theo trang IFLScience cho biết, có rất nhiều thông tin trái chiều về loại chất béo này. Một số nghiên cứu kết luận không có bất kì bằng chứng nào về việc chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch. Ngược lại, Hiệp hội Tim mạch Mỹ lại cho rằng chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Như vậy điều quan trọng nhất là xác định loại chất béo bão hòa nào tốt và có hại.

Chất béo bão hòa đa xuất hiện chủ yếu trên một số loại thực phẩm tốt cho con người như cá hồi, quả óc chó hay hạt lanh. Loại chất béo này gồm hai loại là Omega-3 và Omega-6.

Trong khi đó chất béo bão hòa đơn là dạng chất béo chúng ta vẫn đang hấp thu hàng ngày trong những món ăn xào, nấu. Chúng thường có dạng lỏng và dễ thấy nhất chính là dầu oliu.

Hầu hết các loại thịt đỏ đều được xắt nhỏ thành nhiều miếng thay vì chế biến thành các dạng thực phẩm ăn liền như xúc xích hay thịt đóng hộp. Việc xắt nhỏ ra như vậy đem lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn đáng kể. Thịt xắt nhỏ chứa protein, vitamin B12, kẽm, sắt và chất béo không bão hòa như Omega-3.

Theo các nghiên cứu đã được chứng minh, thịt đỏ có thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí tuệ, chống trầm cảm và thậm chí còn có thể chống ung thư nhờ chứa một hoạt chất có tên axit linoleic.

Tuy nhiên trong một vài nghiên cứu khác lại chỉ ra, thịt đỏ có nhiều chất béo và thịt qua chế biến tồn tại lượng chất có khả năng gây hại cao cho con người, bởi chúng là các dạng chất béo bão hòa kèm theo muối và natri nitrat.

Trong đó, thịt ngựa và thịt chuột túi được khẳng định là loại thịt có tổng chất béo thấp và hàm lượng chất béo không bão hòa cao nhất. Thịt bò và thịt cừu có tổng chất béo cao nhất và lượng chất béo không bão hòa thấp nhất. Thịt bò nuôi bằng cỏ cung cấp một lượng đáng kể Omega-3 so với thịt của loài bò được nuôi bằng thức ăn chăn nuôi tổng hợp. Mặc dù vậy, thịt đỏ chưa phải là nguồn cung cấp dồi dào Omega-3 như thịt cá.

Tại Úc, quy trình chăn nuôi hầu như được thực hiện trên đồng cỏ và hiếm khi sử dụng đến thức ăn chăn nuôi tổng hợp. Cách này khiến chất lượng thịt đỏ tại Úc cao hơn nhiều so với các nước khác.

Những loại ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn tới chế độ dinh dưỡng và cơ bắp của một con vật. Nó cũng đồng thời ảnh hưởng tới hương vị, màu sắc, chất lượng và hạn sử dụng của mỗi loại thịt. Ví dụ, người chăn nuôi có thể cho lợn ăn hạt lanh để bổ sung Omega-3 trong thịt của chúng.

Thịt đỏ có tác động gì tới sức khỏe của con người?

Mối liên quan giữa thịt đỏ và sức khỏe của con người vẫn là một chủ đề được nhiều nhà khoa học bàn luần sôi nổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thịt đã qua chế biến có mối liên hệ rất lớn tới bệnh ung thư ở con người. Tuy vậy thật khó để khẳng định loại thịt đỏ nào trong số đó cũng liên quan tới ung thư.

Chất béo không no hay chất béo không bão hòa đa được sử dụng để thay thế chất béo bão hòa trong thịt đỏ và chế độ ăn kiêng của nhiều người. Nhờ đó, nguy cơ bệnh tim mạch vành và tiểu đường có thể giảm đi đáng kể. Bởi lẽ chất béo bão hòa là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng mỡ máu, tăng huyết áp và tắc nghẽn mạch máu.

Góc độ đạo đức và môi trường có cho phép chúng ta ăn thịt đỏ?

Trên quan điểm của đạo đức học về việc tiêu thụ thực phẩm, bao gồm cả các sản phẩm từ động vật là một hành động gây hại cho môi trường. Nhưng sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chăn nuôi và nhu cầu gia tăng của con người đã phần nào khiến quan điểm đạo đức bị "gạt phăng" sang một bên, thậm chí bị lãng quên nhanh chóng. Hiện tại chỉ còn một số các nhà hoạt động vì môi trường và người ăn trường chay ủng hộ quan điểm về đạo đức nên hạn chế ăn thịt.

Chúng ta nên hiểu rằng, mỗi loại thực phẩm được con người tiêu thụ hiện nay đều đi kèm với đó là những hậu quả mà chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu. Đặc biệt khi quy mô sản xuất của ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến đang không ngừng được mở rộng theo từng năm. Tuy nhiên thịt đỏ nổi lên như là một loại thực phẩm đem lại nhiều giá trị và ít chi phí hơn cả so với các loại thịt khác trong một dây chuyền sản xuất.

Xét trên quan điểm tác động tới môi trường, thịt đỏ lại gây nên tác động nguy hiểm hơn cả. Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tuyên bố vào năm 2006, ngành chăn nuôi là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện trạng ô nhiễm môi trường ở quy mô địa phương hay thậm chí là toàn cầu.

Nếu bạn chưa biết thì khí mê-tan được thải ra từ hoạt động lên men đường ruột của những loại gia súc như bò, dê là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới gia tăng khí nhà kính và hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Vậy không nên ăn thịt đỏ nữa?

Câu trả lời là có hoặc không, tùy theo mục đích cuối cùng bạn mong muốn. Nếu bạn là một người quan tâm tới sức khỏe và môi trường, thịt đỏ chắc chắn sẽ không có hoặc với số lượng rất hạn chế trong danh sách món ăn hàng ngày của bạn và ngược lại.

Tuy nhiên có vẻ như cách này sẽ gây ra nhiều phản ứng tiêu cực đối với những người đã quen ăn thịt đỏ.

Một cách tốt hơn mà bạn có thể thực hiện đó là giảm tối đa những chất có hại trong thịt đỏ, đặc biệt là chất béo bão hòa. Thay vì ăn thịt bò nguyên miếng, bạn nên chọn cách băm nhỏ thịt bò. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các loại thịt có chứa chất béo không bão hòa đa, ví dụ như thịt chuột túi hay bò ăn cỏ.

Thịt đỏ không phải lúc nào cũng gây hại cho sức khỏe. Trái lại, thịt đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu nó được chế biến đúng cách và tiêu thụ với số lượng hợp lý.

Nên nhớ hãy tránh xa các loại thịt xông khói, xúc xích và những món ăn được chế biến từ thịt tại các nhà hàng. Bởi lẽ đa số các nhà hàng đều nhập nguồn thịt từ các trang trại chăn nuôi gia súc theo mô hình công nghiệp thay vì chăn thả trên đồng cỏ truyền thống.

Không nên ăn quá 300-500 gram thịt đỏ mỗi tuần, lý tưởng nhất là ăn 2 lần/tuần (khẩu phần mỗi lần ăn từ 100-150 gram) và ăn rau củ giúp tiêu hóa thịt đỏ.

Hơn hết, bạn cũng nên tập dần cho mình thói quen ăn trường chay từ sớm bởi việc ăn chay sẽ giúp cơ thể bạn luôn được cân bằng và hài hòa với tự nhiên, tránh tối đa bệnh tật. Thực tế đó mới chính là cách bạn sống khỏe, sống vui mỗi ngày.

Tiến Thanh

Chủ đề khác