VnReview
Hà Nội

Làm thế nào để phục hồi DNA của tội phạm trong vụ đánh bom tại Brussels?

Làm thế nào để phục hồi được DNA của tội phạm như trong vụ đánh bom tự sát vừa xảy ra ở Brussels?

Làm thế nào để phục hồi DNA của tội phạm trong vụ đánh bom ở Brussels?

Theo TheVerge, chỉ vài ngày sau khi vụ tấn công khủng bố nhắm vào Brussels diễn ra, tờ báo Pháp Le Monde cho biết DNA của kẻ đánh bom đã được tìm thấy tại hiện trường. DNA cũng được tìm thấy trên áo của kẻ đánh bom tự sát ở Paris, nơi 130 người đã thiệt mạng vào tháng Mười Một năm 1085. Làm thế nào cơ quan điều tra có thể tìm thấy được DNA của kẻ khủng bố từ các vụ nổ?

David Foran, Giám đốc phụ trách bộ môn pháp y thuộc khoa Tư pháp hình sự thuộc bang Michigan cho biết: "Đó là một việc không phải dễ dàng nhưng không phải là không thể".

Tại Brussels, vụ nổ thứ nhất xảy ra vào khoảng 08h00 sáng ngày 22/3 gần sân bay của thủ đô nước Bỉ và vụ thứ hai diễn ra sau đó một giờ tại trạm tàu điện ngầm của Maelbeek (thuộc trung tâm thủ đô Brussels). Cuộc tấn công được cho là thực hiện bởi 5 phần tử ISIS làm cho 31 người chết và hơn 300 người bị thương. Chất nổ cũng được sử dụng trong các cuộc tấn công vào Paris vào ngày 13/11/2015, gây ra tình trạng lộn xộn tại một buổi hòa nhạc, sân vận động, nhà hàng, quán bar… và có đến 130 người chết trong vụ khủng bố này.

Trong những trường hợp như thế này, bước đầu tiên là thu giữ tất cả những gì còn lại sau vụ nổ, đặc biệt là các mảnh vỡ. Trong vụ tấn công ở Brussels, các mảnh vỡ bao gồm các thiết bị nổ, đinh vít, móng tay, vali và giỏ hành lý nghi phạm sử dụng để đẩy qua sân bay.

Bước thứ hai là đem tất cả các đối tượng này đến phòng thí nghiệm và làm sạch để thu thập bất cứ dấu vết DNA nào còn sót lại sau vụ nổ. Đây là một công đoạn khó khăn: DNA có thể bị hư hỏng do tác động của nhiệt.

Làm thế nào để phục hồi DNA của tội phạm trong vụ đánh bom ở Brussels?

Foran cho biết: "DNA sẽ bị đốt cháy, giống như bất kỳ thành phần nào của cơ thể khi bị đốt cháy". Bằng chứng DNA thu hồi từ các vụ nổ thường có chất lượng không cao. Nó chủ yếu được lấy ra từ các dấu vân tay khi đối tượng tiếp xúc với quả bom, thùng chứa, va li… Dấu vân tay rất dễ bị hủy dưới tác dụng của nhiệt. Tuy nhiên các tế bào da còn sót lại trên dấu vân tay thì tồn tại bền vững hơn và cơ quan điều tra thường sử dụng tế bào da này để giám định DNA nhưng khó khăn là khi các tế bào đã chết thì các DNA cũng bị suy thoái theo.

Tồi tệ hơn, các dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường còn bị pha lẫn DNA của nhiều người – nạn nhân cũng như thủ phạm. Thách thức của các chuyên gia pháp y là phải tách được DNA của những người này ra để giám định. Foran cho biết: "nó giống như bạn cho 4 màu sơn khác nhau vào một cái lọ và khuấy chúng lên. Bạn rất khó phân biệt được các màu sắc ban đầu". Tuy nhiên, nếu tìm được các mẫu DNA của các nghi phạm từ một nơi khác để so sánh thì công việc có thể sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Sau khi đã tách được DNA riêng của từng người, các chuyên gia sẽ so sánh với cơ sở dữ liệu mà họ đã lưu giữ để tìm ra danh tính của người để lại mẫu DNA tại hiện trường. Nhờ bằng chứng DNA tìm thấy tại sân bay Brussels, các nhân viên điều tra đã xác định được Najim Laachraoui, một công dân Bỉ 24 tuổi sinh ra tại Ma-rốc là một trong những kẻ tình nghi. DNA thu tại hiện trường trùng khớp với DNA thu được tại quần áo và tại nhà của đối tượng này.

Laachraoui được cho là đã chết trong vụ tấn công tại sân bay Brussels. Hai nghi phạm khác vẫn đang trên đường chạy trốn.

Minh Trung

Chủ đề khác