VnReview
Hà Nội

Tàu lượn bay cao 27,5 km so với mặt đất

Các chuyên gia đang gấp rút hoàn thành thử nghiệm cuối cùng dành cho chiếc tàu lượn có thể tạo nên bước nhảy vọt của lịch sử ngành hàng không.

Perlan 2

Tàu lượn Perlan 2

Theo Sky News, mẫu tàu lượn Perlan 2 được thiết kế để bay ở độ cao 27,5 km, cao hơn bất kỳ chiếc máy bay nào đã từng bay. Hiện tại kỷ lục về độ cao đang thuộc về một máy bay do thám của Mỹ, chiếc SR-71 Blackbird, nhưng nó sử dụng động cơ phản lực.

Thay vì sử dụng động cơ phản lực như các máy bay truyền thống, chiếc tàu lượn này hoạt động bằng cách tận dụng các dòng không khí đối lưu và các luồng khí nóng từ các ngọn núi.

Trong các thử nghiệm cuối cùng này, chiếc tàu lượn đã cất cánh từ một đường băng ở Nevada (Mỹ) mang theo một phi công và hành khách đi cùng.

Tàu lượn Perlan 2 và phi công trên đường băng

Tom Enders, CEO của Tập đoàn Airbus (trái) và cơ trưởng Jim Payne

Chuyến bay chỉ kéo dài vỏn vẹn có 10 phút thay vì 2 giờ như kế hoạch do gặp phải trời mưa nặng hạt.

Các điều kiện ở độ cao 27,5 km tương tự như trên bề mặt sao Hỏa, nơi có một lớp không khí mỏng và nhiệt độ rất lạnh.

Các dữ liệu thu thập được sẽ giúp các tổ chức khác nuôi hy vọng đưa con người lên sao Hỏa.

Dự án này ban đầu được tài trợ bởi nhà thám hiểm kiêm phi công người Mỹ, ông Steve Fossett.

Perlan 2

CEO Tom Enders của Airbus ngồi trong tàu lượn

Nhưng sau khi Fossett mất vào năm 2007, nhà sản xuất máy bay Airbus đã tiếp bước ông để tài trợ cho dự án này.

Các nhà thiết kế tàu lượn này hy vọng đôi cánh dài mỏng manh của nó có thể chịu được sức ép dữ dội của các áp lực mà nó phải chịu trong suốt chuyến bay.

Màn tiếp cận kỷ lục của chiếc tàu lượn này dự kiến sẽ diễn ra ở Calafate (Argentina), trên đỉnh núi Andes vào cuối năm nay.

T&M

Chủ đề khác