VnReview
Hà Nội

Đến lượt robot cũng biết... đau đớn

Một trong những điều hữu ích nhất về robot là chúng không cảm thấy đau. Song, trong một số trường hợp, cảm nhận và phản ứng lại nỗi đau đơn có thể là một khả năng tốt mà robot nên có.

Vì điều này, chúng ta không phải băn khoăn gì khi đưa robot vào làm việc trong những môi trường nguy hiểm, hoặc để chúng thực hiện những nhiệm vụ không mấy dễ chịu hoặc nguy hiểm chết người. Nhưng, các nhà nghiên cứu người Đức tin rằng, trong một số trường hợp, cảm nhận và phản ứng lại nỗi đau đơn có thể là một khả năng tốt mà robot nên có.

Theo trang;Spectrum, các nhà nghiên cứu này đến từ trường Đại học Leibniz ở Hannover, đang phát triển một "hệ thống thần kinh nhân tạo dành cho robot, để dạy cho chúng cách cảm nhận nỗi đau", đồng thời nhanh chóng phản ứng lại nỗi đau để tranh những nguy hiểm có thể xảy ra cho động cơ, bánh răng và máy móc. Họ đã miêu tả dự án này tại Hội nghị Quốc tế về Robot và Tự động (ICRA) ở Stockholm, Thụy Điển.

Vì sao robot biết cảm nhận nỗi đau lại là điều tốt? Johannes Kuehn, một trong các nhà nghiên cứu, nói rằng lý do cũng giống như với con người thôi. "Đau là một hệ thống bảo vệ chúng ta", ông nói. "Khi chúng ta biết đau, chúng ta sẽ tránh được những thứ gây đau, và nó giúp bảo vệ chúng ta". Con người mà không có khả năng cảm nhận nỗi đau sẽ bị đau thường xuyên hơn, vì cơ thể không phản ứng mạnh mẽ với những thứ khiến họ đau.

Kuehn, người cùng triển khai dự án với Giáo sư Sami Haddadin, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về sự an toàn và mối tương tác vật lý giữa người-robot, nói rằng bằng cách bảo vệ robot khỏi những hư hỏng, hệ thống của họ cũng sẽ bảo vệ con người. Đó là vì một số lượng robot ngày càng gia tăng sẽ hoạt động ở cự ly gần với chính người lao động, và việc thiết bị robot không dò ra được các hư hỏng có thể dẫn đến hiểm họa. Kuehn và Haddadin lý luận rằng nếu cơ chế sinh học của chúng ta có thể cảm thấy và phản ứng với nổi đau hiệu quả như thế, tại sao lại không thiết kế robot cũng có khả năng bắt chước cơ chế cảm nhận đó?

Thực ra, ý kiến về việc để robot biết đau không phải là mới. Torsten Kroeger và các đồng nghiệp tại trường Đại học Stanford và Rome đã phát triển một loại tay robot biết tránh va chạm với con người, từ cách đây nửa thập kỷ.

Video này cho thấy một mẫu hệ thống chạy trong cánh tay robot Kuka, được trang bị cảm biến xúc giác ngón tay BioTac (nó có thể cảm nhận được áp lực và nhiệt độ).

Hệ thống xúc giác của robot sử dụng một "mô hình robot "có thần kinh", theo cấu trúc da của con người", để quyết định mức độ đau mà robot sẽ cảm nhận với một lực nhất định được đưa ra. Giống như tế bào thần kinh của con người, mô hình robot này sẽ truyền thông tin về cơn đau nếu lực tác động vào vượt quá mức chịu đựng, và hệ thống kiểm soát cơn đau sẽ phản ứng lại sau khi đã phân loại thông tin theo các mức độ đau nhẹ, vừa hoặc nặng.

Ở mức độ đau nhẹ, những tác động đó có thể gây hại cho robot hoặc ngăn cản nó thực hiện nhiệm vụ. Robot "cảm thấy" khó chịu và sẽ rụt vào cho đến khi qua cơn khó chịu. Những va chạm mạnh được xếp vào mức độ đau vừa. Robot "cảm thấy" cơn đau vừa phải, nhanh chóng rụt vào và cách xa hơn cho đến khi "hết đau". Sau đó, nó có thể di chuyển lùi lại. Cơn đau mạnh sẽ bao gồm tất cả những tác động có thể khiến robot bị hư hỏng và vì thế cần một vài sự "giúp đỡ". Để ngăn ngừa hư hỏng tệ hơn nữa, robot sẽ san sẻ trọng lực sang bộ phận giảm xóc, nâng cao độ an toàn cho robot và môi trường xung quanh.

Về cả mặt điều khiển và sinh học, dự án này chỉ là bước đầu tiên nhắm tới hệ thống điều khiển robot linh hoạt dựa trên cơn đau, nhưng để có thể sử dụng robot tốt nhất, đặc biệt với sự gia tăng ngày càng  mạnh mẽ của xu hướng tự động hóa và robot hợp tác với con người, cơ chế giúp robot tránh gây tổn thương cho con người chắc chắc là một ưu tiên hàng đầu, nhưng việc ngăn robot tự làm đau chính chúng cũng quan trọng không kém, nếu chúng ta muốn robot "sống và làm việc" xung quanh chúng ta.

Hoàng Lan

Chủ đề khác