VnReview
Hà Nội

Biến sóng biển thành năng lượng gặp nhiều trở ngại

Chúng ta đều biết rằng, hiện nay dầu mỏ là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Tuy nhiên, sự phát triển thần tốc của nền kinh tế, của khoa học công nghệ, đi kèm với sự khai thác không kiểm soát của con người đã khiến cho dầu mỏ dần cạn kiệt.

Giờ đây, cả thế giới đang phải đối mặt với việc một ngày nào đó, nguồn năng lượng không còn, và các sản phẩm công nghệ cao cũng trở nên vô dụng. Theo CNN, hiện các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng vĩnh cửu để thay thế phần nào nguồn dầu mỏ.

Đã có rất nhiều phát minh và ý tưởng được áp dụng, điển hình thành công nhất là việc tạo ra năng lượng từ gió và mặt trời. Tuy nhiên, không phải gió lúc nào cũng thổi và mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng, cho nên cần phải có biện pháp tích trữ năng lượng lấy từ hai nguồn này, và việc này tốn chi phí khá lớn –theo nghiên cứu của các nhà khoa học.

Có một cách khác nữa để tạo ra năng lượng: đó chính là sóng biển. Thật tuyệt vời vì đây là nguồn năng lượng tiềm năng: Biển chiếm 71% diện tích trái đất, và sóng thì luôn có đêm ngày. Đây là một nguồn năng lượng vô hạn vô cùng tiềm năng.

Chúng ta có thể lấy năng lượng từ mặt trời, gió và cả sóng nữa.

Khai thác nguồn năng lượng này không phải là điều đơn giản

Gần đây nhất, công ty Columbia Power có ý định khai thác đại dương bao la để tạo ra năng lượng điện. Họ xây dựng một máy phát điện được gọi là StingRAY. Chiếc máy này sẽ được đặt nổi trên mặt biển, biến mỗi con song đi qua nó thành điện năng.

Tạo ra năng lượng từ đại dương – đây không phải là ý tưởng mới, nhưng để thực hiện được nó là cả một quá trình đầy khó khăn về cả cách thức và chi phí. Máy phát điện không thể đặt ở khắp mọi nơi. Chúng cần phải tránh đường đi của những con tàu và tránh bị làm hư hại bởi các sinh vật biển.

Một phương pháp khác để lấy năng lượng từ sóng được đề ra là đặt một chiếc tua-bin lớn ở dưới nước. Thủy triều sẽ khiến cho tua-bin quay, từ đó tạo ra năng lượng. Cách này có vẻ dễ thiết lập hơn; nhưng vẫn còn khá xa vời. Việc tạo năng lượng từ sóng vẫn còn gặp phải rất nhiều trở ngại và khó khăn.

Để khắc phục các khó khăn, Columbia Power sử dụng một hệ thống gần giống tua-bin gió để tạo ra năng lượng từ sóng. Hệ thống này được neo giữ và đặt ở dưới đáy biển. Mỗi làn sóng biển đi qua khoang chứa trung tâm của hệ thống này giúp cung cấp năng lượng cho máy phát điện từ. Một dây cáp lớn dưới nước giúp kết nối các tua-bin với một lưới điện.

Phiên bản gần đây nhất của StingRAY có khối lượng 700 tấn và có chiều cao 20 mét. Phần lớn diện tích của StingRAY được ẩn dưới biển, phần nổi lên có thể nhìn thấy của nó chỉ khoảng 2,5 mét. Vào ban đêm, đèn cảnh báo được bật để các con thuyền có thể tránh những StingRAY này.

Một điều trở ngại nữa là các đại dương vô cùng dữ dội. Chúng không khoan nhượng với bất kỳ vật thể nào. Nước và sóng liên tục đập đánh, muối biển cũng góp phần bào mòn kim loại, và các chuyển động mạnh mẽ và dữ dội của biển có thể khiến cho bất kỳ thiết bị nào đặt ở dưới đáy biển cũng cần được bảo trì hay sửa chữa thường xuyên. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc lấy năng lượng từ song biển. Tuy nhiên, hệ thống Columbia Power được thiết kế để có thể đặt lâu dài dưới đáy biển, và cũng không cần tắt chúng đi khi có cơn bão lớn hoặc khi kéo chúng về cảng.

Đặt StingRAY ở đáy biển cũng có lợi thế hơn so với đặt trên đất liền do thiết bị này được thiết kế để có thể làm việc ở độ sâu 70 mét (khoảng 3 dặm) dưới biển. Và do được đặt cách xa thành phố và nhà cửa, hệ thống này có thể tránh được các phiền toái đến từ những người dân địa phương và các quy định nghiêm ngặt khác.

Sẽ cần thêm thời gian

Hiện nay, hệ thống này mới đang trong quá trình thử nghiệm chứ chưa được đưa vào sử dụng. Reenst Lesemann, Giám đốc của Columbia Power, nói rằng sẽ mất một thời gian để năng lượng sóng có thể được đưa vào sử dụng trên toàn thế giới, tuy nhiên chúng sẽ có thể được sử dụng một cách hữu ích đối với một số thị trường nhỏ trước, ví dụ như một hòn đảo khan hiếm tài nguyên.

Columbia Power rất lạc quan rằng, năng lượng song rồi cũng sẽ giống năng lượng mặt trời và năng lượng gió, trở thành nguồn năng lượng thay thế đầy tiềm năng. "Sóng rõ ràng là không bao giờ dừng lại", Lesemann chia sẻ, "Nó là nguồn tài nguyên 24/7, nó không bị ảnh hưởng dù mặt trời có chiếu sáng hay không, hay gió có thổi hay không".

Cao Thị Thế Anh

Chủ đề khác