VnReview
Hà Nội

Tại sao học sinh Việt Nam làm tốt các bài thi PISA?

Với 4098 USD, Việt Nam là quốc gia có GDP thấp nhất trong tất cả các 8 nước đang phát triển tham gia bài thi đánh giá PISA. Tuy nhiên kết quả cho ra lại khiến nhiều người bất ngờ.

Theo Business Insider, Việt Nam là một trong số những nước có nền giáo dục "sính ngoại" nhất thế giới. Về cơ bản, dù là quốc gia có nguồn thu nhập thấp nhưng sự đầu tư cho các cuộc thi học thuật tầm cỡ quốc tế của Việt Nam không thua kém gì các nước phát triển giàu có.

Có một mối liên hệ tích cực giữa tiềm lực kinh tế của một quốc gia với chất lượng hoàn thành các bài thi của học sinh, sinh viên ở đó.

Nhưng ở Việt Nam, một đất nước có chỉ số thu nhập bình quân đầu người (GDP) chỉ bằng một phần nhỏ so với Mỹ, trong các cuộc thi kiến thức quốc tế lại thường đạt kết quả tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác có cùng mức thu nhập. Điều này thật khó giải thích!

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai bài kiểm tra tại nhiều nước để tìm hiểu về "hiệu ứng Việt Nam". Một bài kiểm tra TIMMS, trong đó gồm những sinh viên Việt Nam đã cho kết quả tốt hơn so với các thí sinh ở những nước khác có cùng GDP. Thống kê kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:

Một bài viết trên Abhijeet Singh vào năm 2014 đã chỉ ra rằng các kết quả TIMMS của Việt Nam khá tốt là bởi quá trình học tập của trẻ em Việt Nam bắt đầu sớm hơn các nước đang phát triển khác (bắt đầu từ 5 tuổi). Ngoài ra, bài viết cũng cho rằng "khối lượng kiến thức trong một năm của học sinh tiểu học ở Việt Nam nhiều hơn đáng kể so với một năm đi học tại Peru hay Ấn Độ", Lee Crawfurd cho biết trong báo cáo Nghiên cứu Phát triển Hệ thống Giáo dục.

Câu hỏi mà nghiên cứu này đặt ra là: Tại sao Việt Nam, trong một năm lại có năng suất học tập nhiều hơn hẳn một số quốc gia khác? Nói đơn giản hơn, tại sao trường học tại Việt Nam lại dạy tốt hơn trường học tại các nước khác?

Một bài báo mới được đăng tải bởi các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã cố gắng trả lời câu hỏi trên. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc đánh giá các chỉ số PISA (Programme for International Student Assessment, tạm dịch: Chương trình đánh giá các sinh viên quốc tế) kể từ năm 2012.

Có 7 nước đang phát triển khác ngoài Việt Nam cũng tham gia chương trình đánh giá này. Với 4098 USD, Việt Nam là quốc gia có GDP thấp nhất trong tất cả các nước được thử nghiệm trên. Tuy nhiên số điểm PISA cho ra của Việt Nam lại cao hơn họ. Đây là biểu đồ kết quả:

Điểm số của Việt Nam hơn hẳn các nước như Colombia hay Peru, và ngang bằng với các nước phương Tây như Phần Lan hay Thụy Sĩ.

Chỉ riêng môn Toán, Việt Nam cách đến 128 điểm so với điểm số trung bình của 7 quốc gia khác cũng có thu nhập thấp. 70 điểm trong phần Toán tương đương với "trình độ hiểu biết toàn bộ" (entire proficiency), tương ứng cho 2 năm học tại các quốc gia nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Điều đó có nghĩa dựa trên số điểm PISA này, trình độ giáo dục của Việt Nam cách xa các nước đang phát triển khác cũng tham gia đánh giá PISA đến 3 năm.

Chuyện gì đang xảy ra?

Những nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã sử dụng các dữ liệu PISA trên để xem Việt Nam đã làm gì mà sinh viên của họ tốt như vậy. Họ đã phát hiện rằng việc đầu tư vào giáo dục và "sự khác biệt về văn hóa" có thể là nguyên nhân chính.

Nhờ những khác biệt về văn hóa này mà sinh viên Việt Nam đã tập trung hơn, nghiêm túc hơn, ít khả năng đi học muộn hơn, ít nghỉ học không phép hơn, và bỏ học cũng ít hơn. Số giờ học thêm hoặc tự học tại nhà trong mỗi tuần của sinh viên Việt Nam cũng nhiều hơn 3 tiếng so với sinh viên ở một số nước đang phát triển khác. Họ ít lo lắng hơn về môn Toán, mà chủ yếu quan tâm đến cách mà chúng ta sẽ áp dụng nó trong tương lai.

Những bậc cha mẹ ở Việt Nam cũng quan tâm đến việc học tập của con em họ, tích cực tham gia các phong trào gây quỹ tại trường. Về mặt cấu trúc, giáo dục Việt Nam mang tính tập trung hơn. Chất lượng giáo viên cũng được quan tâm nhiều hơn, và tầm quan trọng về thành tích của học sinh so với các quốc gia đang phát triển khác cũng cao hơn.

Nhưng, Việt Nam dường như đang đầu tư nhiều hơn vào giáo dục so với các nước đang phát triển khác, đặc biệt nếu xét về chỉ số GDP không mấy cao của Việt Nam. Mức độ phát triển kinh tế không quá cao, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của Việt Nam.

Dù có một số bất lợi về mặt kinh tế, nhưng chất lượng cơ sở vật chất trường học tại Việt Nam đang ngày càng phát triển, cũng như các nguồn tài nguyên giáo dục của nhà trường. Phổ biến Internet cũng chính là lý do khiến giáo dục tại Việt Nam đang phát triển tốt.

Tất nhiên, kết hợp các yếu tố trên lại thì chúng cũng chỉ chiếm một nửa nguyên nhân dẫn đến số điểm PISA khá cao của Việt Nam, và phần còn lại của "hiệu ứng Việt Nam" vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng chúng lại là những dấu hiệu khả quan cho thấy nền giáo dục tại các nước đang phát triển vẫn đang phát triển từng ngày để bắt kịp với những quốc gia phát triển, giàu có trên thế giới.

G.L

Chủ đề khác