VnReview
Hà Nội

Déjà vu - hiện tượng mơ thấy tương lai là như thế nào?

Khoảng 60 đến 70% con người trên thế giới đều trải qua hiện tượng déjà vu -; hiện tượng mơ thấy hay cảm thấy một khoảnh khắc hay hành động nào đó lần đầu tiên bạn chứng kiến nhưng nhận thấy nó rất quen thuộc, cảm giác bạn từng gặp ở đâu đó rồi…

Giải thích về cảm giác lạ lùng này các nhà khoa học cho rằng do não bộ hình thành những ký ức sai từ đó biến thành linh cảm cho một sự kiện sắp xảy ra. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây có thể làm thay đổi suy nghĩ về hiện tượng này, déjà vu đơn giản chỉ là kết quả của não bộ trong quá trình kiểm tra trí nhớ, nhằm đảm bảo mọi thứ vẫn diễn ra bình thường.

Theo New Scientist, hiện tượng déjà vu nhiều khả năng là do kết quả vùng trán của não bộ khi tiến hành kiểm tra ký ức con người, đồng thời gửi đi các tín hiệu nếu phát hiện thấy có một số lỗi từ bộ nhớ, chẳng hạn như các xung đột giữa những gì chúng ta thực sự trải qua với những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã trải qua, nhờ vậy sẽ tránh được các nhầm lẫn về mặt ký ức.

"Có thể hệ thống kiểm tra nói chung bị suy giảm khiến bạn hiếm khi phát hiện ra sai sót của trí nhớ," Akira O'Connor người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết. 

Điều này giải thích lí do tại sao hiện tượng déjà vu thường gặp ở những người trẻ tuổi hơn là những người cao tuổi. Mặc dù phần lớn chúng ta đều trải qua cảm giác nhìn thấy trước tương lai vào một thời khắc nào đó, nhưng tại sao lại có những người không bao giờ rơi vào trạng thái này? Có thể nó không được phản ánh trong hệ thống bộ nhớ của họ hoặc não bộ của những người này không gặp bất cứ vấn đề gì trong lần đầu tiên, do đó đã loại bỏ nhu cầu cần phải có của hiện tượng déjà vu.

Để xác định nguồn gốc của déjà vu, các nhà khoa học đã sử dụng máy quét fMRI để quét não bộ của 21 người tình nguyện. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp tiêu chuẩn để kích hoạt những ký ức sai nhằm tạo ra déjà vu. Người tham gia sẽ nói một loạt các từ có liên quan như: giường, gối, đệm, giấc mơ, nhưng không phải từ chính "giấc ngủ," cái có thể giúp liên kết chúng lại với nhau.

Sau đó, người tham gia sẽ nói về những từ họ đã nghe thấy, hầu hết đều xây dựng một bộ nhớ giả và nói với các nhà nghiên cứu rằng họ cũng nghe thấy từ liên kết: "giấc ngủ".

Khi não được scan dường như hiện tượng mơ thấy trước tương lai cũng được kích hoạt, khu vực não bộ tham gia vào việc đưa ra những quyết định quan trọng cũng hoạt động. Điều này làm đội ngũ nghiên cứu ngạc nhiên, bởi họ từng cho rằng déjà vu có khả năng chỉ kích hoạt vùng não liên quan đến trí nhớ chứ không phải là vùng não liên quan đến hoạt động.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại đưa ra giả thuyết déjà vu là kết quả của não bộ khi đang trải qua việc "xử lý kép" - là khi tâm trí bạn vô tính xử lý hoạt động xung quanh thành hai phần, chứ không phải xử lý toàn bộ sự kiện một cách đồng nhất và hài hòa. Cũng có nghiên cứu cho rằng đây là những trải nghiệm của bóng ma kí ức được kích hoạt vào thời gian thực. Ví dụ, khi nhìn thấy tàu đi qua sẽ nhắc nhở bạn một cảnh tượng tương tự mà bạn đã trải qua lúc còn nhỏ. Vì thế não của chúng ta khi đang phân vân giữa hai ký ức tương tự sẽ xảy ra tình trạng déjà vu mơ thấy trước tương lai.

Hạnh Nhi

Chủ đề khác