VnReview
Hà Nội

Máy bay do thám hiện đại nhất của Mỹ được nâng cấp

Trong năm qua, công ty Falls Church có trụ ở Virginia (Mỹ) đã sử dụng cảm biến bay mới để đưa vào máy bay RQ-4 Global Hawk. Mick Jaggers, Phó chủ tịch và giám đốc chương trình lập trình hệ thống máy bay không người lái Global Hawk cho biết công ty cũng lên kế hoạch thử nghiệm và đưa ra nhiều công nghệ mới vào máy bay này.

 

Chuyên viên Jose đang kéo một bộ phận do thám trong khi hộ tống chiếc máy bay RQ-4 Global Hawk quay lại khu vực bí mật thuộc Nam Á vào hôm 18/09/2015 (Ảnh: Christopher Boitz, Không lực Mỹ)

Chuyên gia Jaggers, trực thuộc Hệ thống giám sát không gian từ xa UTC Aerospace Systems gần đây có chia sẻ với Military rằng, thông qua thỏa thuận nghiên cứu và hợp tác phát triển cho Không lực Mỹ, Northrop đã đưa một mẫu Global Hawk có thể cất cánh với cảm biến trinh sát quang học Senior Year Electro-optical Reconnaissance System (SYERS-2) mới nhất mà họ có.

Các cảm biến này cũng được trang bị cho trên các máy bay do thám U-2 Dragon Lady, giúp cung cấp các hình ảnh đa phổ (multi-spectral) của những mục tiêu trong một phạm vi lớn và ở những điều kiện cực kỳ phức tạp. "Các hoạt động này của Global Hawk đã được ghi nhận và sẽ sớm đưa vào phổ cập cho Không lực Mỹ dù "chỉ mới demo mà đã thành công", Jaggers cho biết.

Hai hệ thống khác còn lại được gọi là Optical Bar Camera (OBC) và MS-177 Multi-Spectral Sensor System.

Các cảm biến mới của không lực Mỹ (Ảnh chụp của Oriana Pawlyk tại Air, Space & Cyber Conference 2016 của Hiệp hội không quân Mỹ).

"Northrop đang thử nghiệm một thiết bị có chức năng tương tự OBC, và vào tháng 10 này họ dự định sẽ đưa ra một chuyến bay thử nghiệm cho công nghệ mới này", Jaggers tiết lộ. Công ty cũng đang lên kế hoạch thử nghiệm chụp ảnh trong những điều kiện ẩm ướt, camera độ phân giải cao để chụp các bức ảnh toàn cảnh… trong vòng 6 tuần trước khi chuyển giao chiếc máy bay này trở lại phục vụ quân đội.

Vào tháng 12, Northrop và Không lực Mỹ sẽ chính thức thử nghiệm hệ thống cảm biến đa phổ thông minh MS-177 Multi-Spectral Sensor System. Qua đó, họ sẽ có thời gian 6 tháng để đánh giá và xem xét mục tiêu đưa nó vào hoạt động trong năm 2017. UTC, có trụ sở tại Charlotte, phía Bắc Carolina, cũng là hãng đảm nhận chế tạo OBC và MS-177.

UTC cho biết, khả năng hoạt động tầm xa của MS-177 sẽ giúp camera nhanh nhẹn hơn, phù hợp với nhiều sứ mệnh đòi hỏi linh hoạt. Chẳng hạn như "đóng băng" đứng yên một chỗ hoặc mở rộng khu vực tìm kiếm các khu vực trong mọi điều kiện bất kể ngày hay đêm, trên đất liền hay trên biển.

Trong năm tài chính 2015, các drone đã bay nhiều giờ hơn để thực hiện các nhiệm vụ giám sát tình báo ở độ cao cao hơn so với các máy bay trinh sát vài năm trước. Trong năm 2014, một RQ-4 Block 40 đã bay "34,3 giờ bay liên tục, lập kỷ lục về thời gian bay dài nhất của một máy bay thuộc Không quân Mỹ". Và tương lai những chuyến bay dài hàng giờ như thế sẽ ngày càng tăng.

"Nếu bạn nhìn vào chi phí mà chúng tôi bỏ ra cho mỗi giờ bay, bạn sẽ thấy chúng tôi đã giúp giảm thiểu từ 33.000 USD/giờ xuống còn 14.000 USD/giờ",; Jaggers cho biết. "Do vậy mỗi giờ bạn bay với những cải tiến của chúng tôi, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 20.000 USD".

Bằng việc so sánh này, với 34,3 giờ bay liên tục thì chi phí bay vẫn ở mức khoảng 480.000 USD, nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là tiếp tục hạ con số này xuống ở mức còn một nửa hoặc thậm chí là 1/10.

TM

Chủ đề khác