VnReview
Hà Nội

Bản đồ chi tiết đầu tiên của thiên hà Milky Way

Các nhà khoa học tạo ra được bản đồ chi tiết của thiên hà Milky Way nhờ sử dụng 2 kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới.

Kính thiên văn vô tuyến Max-Planck 100m ở Đức và kính thiên văn vô tuyến CSIRO 64m ở Úc đã được chọn cho nghiên cứu tạo ta bản đồ HI4PI về thiên hà của chúng ta.

Dự án này phân tích các nguyên tử hydro trung tính, một trong những nguyên tố phong phú nhất trong không gian và là thành phần chính cấu thành các vì sao và thiên hà cùng với hơn 1 triệu lần quan sát và 10 tỷ điểm dữ liệu.

Dù hydro trung tính có thể được phát hiện dễ dàng bằng kính thiên văn vô tuyến. Việc tạo nên bản đồ của toàn bầu trời là một thành tựu rất đáng kể do ảnh hưởng của ‘nhiễu' từ điện thoại di động, cũng như tác động của các trạm phát sóng tới các bức xạ từ không gian.

Nhà thiên văn Juergen Kerp từ đại học Bonn nói: "Các thuật toán máy tính phức tạp phải được phát triển để xóa bỏ sự can thiệp của con người khỏi từng điểm dữ liệu".

"Bên cạnh hàng nghìn giờ quan sát, một lượng lớn thời gian còn được dùng để tạo ra sản phẩm dữ liệu khoa học cuối cùng được công bố hôm nay".

Giáo sư Lister Staveley-Smith từ Trung tâm nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến Quốc tế, nói rằng nghiên cứu đã lần đầu tiên hé mở chi tiết các cấu trúc giữa những vì sao trong thiên hà Milky Way.

"Nghiên cứu bước đầu của dữ liệu HI4PI cho ra rất nhiều cấu trúc dạng sợi chưa từng thấy trước đây", ông nói. "Các đám mây nhỏ đã cung cấp nhiên liệu cho sự hình thành các vì sao của thiên hà Milky Way trong hàng tỷ năm".

"Những vật thể này quá mờ và nhỏ nên không thể phát hiện được dù là ở những thiên hà gần chúng ta nhất."

Tiến sĩ Benjamin Winkel, từ Viện Thiên Văn Vô tuyến Max Planck, nói rằng việc có hình ảnh rõ ràng hơn về hydro trong thiên hà Milky Way giúp các nhà thiên văn khám phá sâu hơn các thiên hà khác trong không gian.

"Như những đám mây trên bầu trời, những quan sát chúng tôi thu được từ Vũ trụ phải đi qua hydro trong thiên hà Milky Way," ông nói.

Phương Nam

Chủ đề khác