VnReview
Hà Nội

"Siêu Trái đất' ngay gần hệ Mặt trời có thể là tồn tại sự sống

Các nhà khoa học đang tìm kiếm các hành tinh có tiềm năng chứa sự sống với một tốc độ khẩn trương chưa từng thấy, nhưng phát hiện mới nhất của họ lại mông lung như một trò đùa!

Ảnh minh họa: M. Weiss/CfA

Theo Engadget, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra LHS 1140b, một hành tinh có cấu tạo bằng đá nằm ngoài hệ Mặt trời, sở hữu khí hậu ôn đới và tiệm cận với khu vực có thể sống được (habitable zone) của một ngôi sao nhỏ cách trái đất 40 năm ánh sáng. Mặc dù nó không phải là hành tinh đầu tiên được tìm thấy ở khu vực gần đó, nhưng là một ứng cử viên lý tưởng để nghiên cứu. Nhờ vào phép đo "chuyển dịch" của nó xoay quanh quỹ đạo của ngôi sao trung tâm, các nhà khoa học có thể tìm kiếm được nước và oxy trong bầu khí quyển của hành tinh này bằng cách xem nó "lọc" ánh sáng từ các ngôi sao như thế nào.

Bản thân ngôi sao này cũng không phát ra nhiều bức xạ năng lượng cao, do vậy có rất nhiều cơ hội cho sự sống mà bạn có thể thấy ở các vệ tinh xung quanh các ngôi sao như TRAPPIST-1. Cần nói thêm rằng, các hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất, cùng nhiệt độ không quá khắc nghiệt, dao động từ 0 đến 100 độ C thì mới có thể có nước dạng lỏng ở bề mặt và có dấu hiệu của sự sống.

Lý do duy nhất mà các nhà thiên văn học chưa sẵn sàng nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh này là vấn đề giới hạn, nói cách khác, các công nghệ hiện nay chưa sẵn sàng cho điều đó. Kính tiềm vọng không gian James Webb Space Telescope có thể thực hiện các nghiên cứu sâu hơn sau khi nó đi vào hoạt động vào năm 2018, cùng với đó kính tiềm vọng Giant Magellan Telescope hiện đang được xây dựng cũng có thể hỗ trợ rất nhiều cho công cuộc nghiên cứu này.

Dù những điều này không có gì đảm bảo rằng các nhà nghiên cứu sẽ tìm thấy dấu hiệu của một bầu không khí "thân thiện với sự sống" ngay lập tức, nhưng nó sẽ củng cố cho câu hỏi "khi nào" để hành động hơn là cứ ở ở mãi trong thấp thỏm với chữ "nếu".

TM

Chủ đề khác