VnReview
Hà Nội

MP3 đã chết, AAC kế vị

MP3, định dạng đã tạo nên cuộc cách mạng về cách mà chúng ta sử dụng (và ăn cắp) âm nhạc vào thập niên 90 nay đã chính thức ngừng phát triển. Chính cha đẻ của định dạng này đã ngầm cho biết việc hỗ trợ cho định dạng này sẽ bị chấm dứt vì những vị phạm về bằng sáng chế. Mặt khác, nhiều người cũng không còn muốn hỗ trợ định dạng này nữa vì thời đại bây giờ có rất nhiều cách khác để lưu trữ nhạc tốt hơn MP3.

Giám đốc Fraunhofer Institute phát biểu với NPR: "định dạng Advanced Audio Coding (AAC) đã tạo nên một chuẩn mực mới trong việc chơi nhạc và video trên thiết bị di động." Đơn giản là vì AAC hiệu quả và đa chức năng hơn, có thể dễ dàng phát qua TV và radio với chất lượng cao hơn nhưng vẫn có được bitrate thấp hơn so với MP3".

Một nghiên cứu cơ bản về việc giải mã âm thanh ở trường Đại Học Friedrich-Alexander đã được bắt đầu vào cuối những năm 80. Với sự tham gia của những nhà nghiên cứu trong trường và cả từ Fraunhofer Institute, họ đã tạo ra được thành quả đó là chuẩn MP3, một công trình vĩ đại thời bấy giờ khi mà định dạng này chỉ chiếm 10% dung lượng so với file gốc. Theo cuốn sách Âm Nhạc Đã Trở Nên Miễn Phí Như Thế Nào của Stephen Witt, liên tiếp những sự phá hoại cùng với những vấn nạn khác đã khiến định dạng MP3 vướng vào những bế tắc không đáng có. Sau cùng, Fraunhofer đã phải ra mắt một phần mềm giúp người dùng ghi lại những bản nhạc từ đĩa CD thành dạng file MP3.

Tuy nhiên, vào những năm cuối thập niên 90, những tệp file nhỏ bé này trôi nổi ngày càng nhiều trên internet, khiến cho định dạng kỹ thuật số dần cũng có những chính sách riêng của nó. Những trang như Napster và Kazaa nổi tiếng là những trang tải nhạc chỉ với một cú click chuột sẽ bị coi là bất hợp pháp. Tất nhiên sự phát triển của định dạng này cũng hợp pháp trong nhiều trường hợp chẳng hạn như việc mua bán những nội dung kỹ thuật số mà cụ thể là nhạc.

Chính Apple là người đã chiếm ưu thế trong thị trường khi mà cửa hàng iTunes của hãng xuất hiện để hỗ trợ cho máy nghe nhạc iPod của họ. Apple đã cho phép người dùng chuyển sang định dạng AAC ngay từ đầu, và chính định dạng này đã vượt qua đàn anh của nó. Tuy nhiên, MP3 vẫn đáng được xướng tên trong lịch sử vì đã mở ra một kỷ nguyên mới đầy tiềm năng trong việc trao đổi dữ liệu giữa những người dùng.

Trương Văn Thuyết

Chủ đề khác