VnReview
Hà Nội

Tại sao chúng ta gặp ác mộng?

Hầu hết chúng ta đều gặp những cơn ác mộng trong cuộc đời, vì sao lại có hiện tượng này?

Tại sao chúng ta gặp ác mộng?

Theo Science ABC, ác mộng có thể có nhiều nguyên nhân nhưng chúng thường đại diện cho sự lo lắng tiềm ẩn hoặc những mối quan ngại về những điều xảy ra trong cuộc sống khi bạn thức dậy. Giống như não đang hoạt động và truyền đạt những ý tưởng trong ngày, nó tiếp tục chia sẻ những ý tưởng đó trong khi bạn ngủ, dưới dạng những giấc mơ và những cơn ác mộng.

Ác mộng của mọi người là khác nhau, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng có thể làm phiền, gây sốc, khó hiểu hoặc đáng sợ. Câu hỏi là: Tại sao chúng ta có ác mộng?

Giấc mơ và ác mộng

Những cơn ác mộng và giấc mơ có liên hệ chặt chẽ và có xu hướng được tạo ra cùng một thời điểm trong đêm và bằng các cơ chế nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, lý do chúng ta mơ (và lí do chúng ta có ác mộng) vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Trong khi nhiều người cho rằng giấc mơ là hoạt động vô nghĩa của não khi chúng ta ngủ, tạo ra những hình ảnh vô nghĩa và những cảnh quay ngẫu nhiên thì những người khác lại tin rằng nó có mục đích sâu sắc hơn.

Tại sao chúng ta gặp ác mộng?

Giấc mơ của nhiều người được nhìn nhận là cánh cửa đi vào tiềm thức, nơi mà mọi người được phép khám phá sự thúc giục và ham muốn của họ trong một không gian an toàn và được xã hội chấp nhận. Những người khác tin rằng giấc mơ là những phát triển tiến hóa có lợi cho cả sức khoẻ tinh thần và thể chất. Không có gì bí mật khi những người không đạt đến giấc ngủ REM (nơi mà phần lớn những điều mơ mộng xảy ra) thường có xu hướng trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, không ổn định về mặt tinh thần, ngoại trừ các tác hại trên thì họ còn phải nhận thêm nguy cơ tăng cân và ảo giác cao hơn.

Về mặt khoa học, giấc mơ và ác mộng là những biểu hiện của tâm trí chúng ta và trên thực tế toàn bộ não của chúng ta hoạt động khi mơ. Giấc mơ có thể xảy ra bất cứ khi nào chúng ta ngủ nhưng thường là khi ngủ sâu. Rất thú vị, nhiều người sử dụng thuật ngữ "những giấc mơ xấu" và "cơn ác mộng" thay thế cho nhau, nhưng có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhóm nghiên cứu. Khá đơn giản, cơn ác mộng làm bạn thức dậy, trong khi những giấc mơ xấu thì không.

Hệ limbic, đặc biệt là amygdala (hạch hạnh nhân), có liên quan rất lớn đến những giấc mơ, vì phần não này điều khiển cảm xúc của chúng ta - cả tốt lẫn xấu. Vỏ não của chúng ta là những gì tạo ra bản chất của những giấc mơ của chúng ta, đặc biệt là các khía cạnh thị giác (cảnh bạn nhìn thấy trong giấc mơ của mình). Đáng chú ý, một số phần của chức năng não hoạt động ở mức thấp hơn bình thường, chẳng hạn như các khu vực phán đoán - ở thùy trán - để phân biệt logic và tính hợp lý, đó là lý do tại sao những giấc mơ lạ thường có vẻ như bình thường.

Tại sao tôi có những cơn ác mộng mỗi đêm?

Mặc dù nguyên nhân chung của những giấc mơ vẫn là chủ đề tranh luận giữa các chuyên gia, những chi tiết cụ thể về lý do tại sao chúng ta phải chịu đựng những cơn ác mộng được giải thích một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn chấp nhận rằng giấc mơ được tạo ra bởi tiềm thức, hoặc liên quan trực tiếp đến những suy nghĩ của chúng ta, thì bạn sẽ hiểu cảm xúc và ham muốn có sức mạnh như thế nào. Nếu bạn luôn mơ ước trở thành một cầu thủ bóng chày, thì ước mơ của ngày bạn giành World Series trong giấc mơ là điều có thể hiểu được.

Tại sao chúng ta gặp ác mộng?

Tuy nhiên, trong trường hợp ác mộng, chúng thường phản ánh về mức độ lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm cao, thường là do các vấn đề đang diễn ra hoặc lo lắng về cuộc sống cá nhân, nghề nghiệp hoặc gia đình của bạn. Nếu bạn ngủ thiếp đi vì lo lắng về kỳ thi vào sáng ngày hôm sau, cơn ác mộng có thể là bạn đến trễ hoặc không biết câu trả lời.

Các nền văn hoá trên thế giới có những ý tưởng khác nhau về những cơn ác mộng. Một số cho rằng ác mộng có lợi vì nó chuẩn bị cho mọi người cảm xúc trước những thách thức hoặc những quyết định mà họ có thể phải đối mặt trong tương lai gần. Bằng cách đấu vật với những con quỷ đó trong khi đang mơ, bạn có thễ dễ dàng vượt qua các thử thách trong cuộc sống khi thức dậy.

Cơn ác mộng tái diễn

Một số cơn ác mộng cũng có thể xuất phát từ những yếu tố chấn thương trong quá khứ, không nhất thiết phải là những lo lắng hiện tại. Bộ não là một chiếc máy tuyệt vời với những khoảng trống của trí nhớ mà chúng ta thậm chí không thể hiểu được, nhưng trong sự "ngẫu nhiên" của một cơn ác mộng, một chấn thương chưa được giải quyết hoặc nỗi đau của ký ức thời thơ ấu có thể kích hoạt não và gây ra những cơn ác mộng tái diễn. Nếu cơn ác mộng của bạn gây ra chứng mất ngủ, hoặc căng thẳng/trầm cảm nặng hơn, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị.

Ý nghĩa của những cơn ác mộng

Tại sao chúng ta gặp ác mộng?

Tìm kiếm ý nghĩa trong cơn ác mộng của chúng ta là một phản ứng tự nhiên, đặc biệt khi giấc mơ xấu liên quan mật thiết đến một chủ đề hoặc sự kiện cảm xúc. Có vô số sách về giải thích giấc mơ, cũng như ý nghĩa thông thường đằng sau những sự kiện nhất định trong các cơn ác mộng (ví dụ như mất răng, ngã, bay, trong cơ thể của đứa trẻ ...), nhưng hầu hết các chuyên gia tin rằng việc giải thích giấc mơ phải là một trải nghiệm cá nhân (chứ không có công thức chung cho tất cả trường hợp).

Phân tích những giấc mơ và ác mộng của bạn, đặc biệt là khi chúng lặp đi lặp lại được cho là một cái nhìn sâu sắc vào tâm hồn của bạn. Nếu bạn có thể xác định điều gì đang ám ảnh mình, ngay cả khi bạn đang ngủ, bạn có thể tìm hiểu thêm về những gì có thể khiến bạn lo lắng hoặc căng thẳng hơn. Điều này cũng có thể hướng dẫn bạn tìm cách giải quyết, khắc phục hoặc tránh những vấn đề rắc rối trong cuộc sống.

Không có lời giải thích đúng hay sai về những cơn ác mộng của bạn, vì chúng là một yếu tố độc đáo rõ nét về tính cách và cuộc sống của bạn, đại diện cho những gì đang diễn ra (hoặc trong tâm trí bạn).

Bạch Đằng

Chủ đề khác