VnReview
Hà Nội

Nguồn gốc loài chó vẫn còn là một cuộc tranh luận sôi nổi

Phần đông mọi người đều tin rằng chó là loài động vật rất dễ thương. Nhưng có một sự thực buồn cười rằng tới nay khoa học vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của loài chó. Có lẽ chính thiên thạch đã mang loài động vật này tới Trái Đất một cách rất tình cờ.

Nhiều người cho rằng chó là loài vật nuôi được loài người thuần chủng từ loài sói cổ. Đây là sự thực nhưng chính các nhà khoa học cũng không thể xác định được từ khi nào và ở đâu con người bắt đầu việc thuần hóa chó sói. Liệu có phải một nhóm người cổ đại đã tìm ra cách để khiến sói làm việc cho mình? Liệu việc thuần hóa sói có còn xảy ra ở những nơi khác? Phải chăng những con chó ban đầu đã có sự sinh sôi và hình thanh một loài mới?

Một cuộc nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi nhóm những nhà sinh học, nhà di truyền học và những nhà khảo cổ học đã đưa ra một giả thuyết mới về việc tạo nên loài chó. Những nhà nghiên cứu này đã thực hiện phân tích trên một số giống chó cổ nhất còn sót lại trên thế giới để tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Kết quả của cuộc nghiên cứu đã được công bố trên báo Nature Communications số ra ngày thứ ba.

Nhưng trước khi đến với kế quả của cuộc nghiên cứu, chúng ta hãy tìm hiểu kết quả của một nghiên cứu lớn được công bố năm ngoái. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng việc thuần hóa loài chó đã diễn ra hai lần trong lịch sử. Kết quả nghiên cứu đã nêu ra rằng số lượng chó bùng nổ đồng thời tại hai cực của thế giới: phía Đông và phía Tây. Theo ước tính của các nhà khoa học thì sự phân chia đó đã tồn tại lâu đời hơn cả giai đoạn 14.000 – 6.000 năm trước. Các bằng chứng về khảo cổ học cho thấy rằng loài chó lâu đời nhất ở cả hai cực Đông và Tây đều có tuổi thọ lâu hơn mốc thời gian trên. Chính đó là bằng chứng về việc bầy đàn chó cổ vốn đã được chia thành hai đàn nhỏ hơn.

Nhưng trong lịch sử vẫn còn một cuộc thuần hóa nữa, vậy nó diễn ra vào khi nào? Như đã nói, vào thời kì lịch sử xa xưa kia đã có một cuộc chia tác bầy đàn dẫn tới sự phân hóa giống chó phương Tây và phương Đông. Thế rồi vào khoảng thời gian 14.000 – 6.000 năm trước đã có sự di cư của những tộc người đi từ cực Tây sang Đông, đồng thời kéo theo sự di chuyển của một phần đàn chó đến từ cực Tây sang cực Đông. Vậy là nhờ quá trình di cư của những tộc người cổ, đàn chó của cả hai cực lại được trộn vào nhau, theo thời gian dần hình thành một giống chó riêng biệt.

Nhưng kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây thì đưa ra một kết quả ngược lại với giả thuyết trên. Báo cáo cho rằng bầy đàn của giống chó Đức cổ đã từng bị chia cắt trong suốt một khoảng thời gian dài, dần dần sự khác biệt về cấu trúc gen được hình thành. Điều này cho thấy có rất ít bằng chứng là đã từng có sự cộng gộp của hai đàn chó. Và còn một điều đáng chú ý nữa đó là trong bài nghiên cứu của năm trước, các nhà khoa học đã ước tính sai khoảng thời gian mà hai đàn chó phân tách theo hai cực Đông – Tây. Theo tính toán mới, sự kiện đó đã diễn ra từ lâu hơn thế nữa, vào khoảng thời gian từ 17.000 – 24.000 năm trước. ;

Nói theo cách ngắn gọn thì giả thuyết mới nhấn mạnh rằng bầy đàn chó chỉ được thuần hóa một lần trong lịch sử vào trong khoảng 20.000 – 40.000 năm trước, sau đó đại bầy đàn này từ đây mà tách nhỏ ra. Dần dần hai đàn chó xuất hiện sự sai lệch tương đối ít về bộ gen di truyền nhưng sự di cư của những nhóm người cổ theo chiều Đông – Tây đã dẫn tới sự cộng gộp của hai đàn chó này. Điều này lí giải cho việc tại sao trong đàn chó ở cực Tây lại không bộc lộ quá nhiều sự khác biệt trong bộ gen. Hoàn toàn không có sự phân hóa thành hai giống chó như trong giả thuyết của báo cáo năm trước mà chúng thực ra vẫn giữ nguyên được quan hệ bầy đàn.

Nguyễn Trung

Chủ đề khác