VnReview
Hà Nội

Người thiếu dễ mắc bệnh Alzheimer?

Tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc có thể là nguyên nhân hàng đầu gia tăng các protein có hại trong não liên quan đến chứng bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng cho thấy, việc thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc có thể dẫn tới gia tăng các protein có hại trong não gây ra bệnh Alzheimer.

Một trong các nhà khoa học chính của nghiên cứu, ông David M Holtzman, ĐH. Washington khẳng định: "Chúng tôi đã chứng minh được rằng, thiếu ngủ liên quan đến tình trạng gia tăng nồng độ hai protein có liên quan đến chứng bệnh Alzheimer. Chúng tôi tin, ngủ thiếu kinh niên trong thời trung tuổi có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer về sau này".

Theo ScienceAlert, bệnh Alzheimer khiến người mắc bị suy giảm trí nhớ và dần mất đi nhận thức. Căn bệnh này ảnh hưởng tới hơn 5 triệu người Mỹ và hàng triệu người trên thế giới. Thậm chí, tỷ lệ tử vong do mắc Alzheimer đã tăng 55% trong vòng 15 năm qua.

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu chính xác về nguyên nhân bệnh Alzheimer. Trong đó, hai protein có tên amyloid betatau được xác định là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng bệnh này.

Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ phát triển hai loại protein liên quan tới Alzheimer

Nhiều cứu trước đây cho thấy, mối liên hệ giữa tình trạng rối loạn giấc ngủ và suy giảm nhận thức, bao gồm bệnh Alzheimer nhưng cơ chế gây bệnh vẫn chưa thực sự rõ ràng. Các nhà khoa học Mỹ hy vọng nghiên cứu mới này sẽ giúp làm sáng tỏ cho câu hỏi trên.

Theo nhóm nghiên cứu, chỉ cần một đêm mất ngủ, lượng beta amyloid trong não sẽ gia tăng đáng kể. Và nếu bạn mất ngủ cả tuần, lượng protein tau cũng gia tăng theo.

Yo-El Ju, một nhà khoa học khác thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy lượng tau không thay đổi chỉ sau một đêm ngủ không sâu giấc, trong khi đó, mức amyloid đã tăng, đó là bởi amyloid thường thay đổi nhanh hơn so với tau".

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với 17 người lớn khỏe mạnh, trong độ tuổi từ 35-65 tuổi và không có tiền sử bệnh về giấc ngủ. Họ được theo dõi liên tục để ghi lại số lần ngủ của họ trong hai tuần. Các điều kiện về phòng ngủ như âm thanh và điều hòa đều được đáp ứng đầy đủ.

Những người tham gia được gắn các điện cực trên đầu để theo dõi hoạt động của não bộ, đồng thời kiểm soát trọn vẹn mô hình giấc ngủ của mỗi người. Ngoài ra, họ cũng phải đeo tai nghe để phục vụ cho thử nghiệm.

Mỗi khi họ bắt đầu buồn ngủ (sóng não chậm dần), các tiếng bip được phát ra qua tai nghe khiến sóng não tăng lên và gây tình trạng trằn trọc, khó ngủ. Sáng hôm sau, những tình nguyện viên chia sẻ họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và đặc biệt không hề nhớ đã bị đánh thức bởi những tiếng ồn từ tai nghe.

Để đo nồng bộ amyloid beta và tau trong dịch não sau một đêm mất ngủ, các nhà nghiên cứu sử dụng kim tiêm và lấy dịch tủy. Kết quả phát hiện thấy, lượng amyloid beta trong cơ thể của người thử nghiệm đa tăng 10%. Khi tiến hành so sánh với kết quả theo dõi từ hai tuần trước, lượng protein tau cũng tăng đáng kể.

Liệu một đêm thiếu ngủ có gây nên tác hại lớn?

Tuy nhiên, các nhà khoa học không hoàn toàn đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu trên. Họ tin rằng, một vài đêm thiếu ngủ không gây ra nguy cơ lớn đối với bệnh Alzheimer. Bởi các tác động tiêu cực có thể sẽ sớm biến mất khi người đó được nghỉ ngơi và có giấc ngủ đầy đủ. Nhóm cũng chưa chắc chắn về việc, liệu chất lượng giấc ngủ được cải thiện có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hay không.

Vấn đề chính nằm ở những người mắc chứng mất ngủ kinh niên. Những người này sẽ dễ có mức protein amyloid cao, gây nên chứng bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học kết luận: "Vào thời điểm này, chúng tôi không thể khẳng định liệu cải thiện giấc ngủ có giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer hay không. Chúng tôi chỉ có thể nói rằng, một giấc ngủ không tốt có thể gia tăng mức độ các protein liên quan đến Alzheimer. Dù sao đi chăng nữa, một giấc ngủ tốt cũng là điều chúng ta vẫn luôn phấn đấu hàng đêm".

Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Brain mới đây

Mai Huyền

Chủ đề khác