VnReview
Hà Nội

Điểm lại các sự kiện gây sóng gió của công nghệ thế giới trong năm 2017 (phần 3)

Phần cuối của loạt bài 3 phần các sự kiện công nghệ đáng chú ý trên thế giới trong năm 2017.

< Điểm lại sự kiện gây sóng gió của công nghệ thế giới năm 2017 (phần 1)

< Điểm lại các sự kiện gây sóng gió của công nghệ thế giới trong năm 2017 (phần 2)

Bài viết dựa theo bình chọn của nhà báo Natasha Lomas, phóng viên ở châu Âu của trang tin công nghệ nổi tiếng Techcrunch.

Những người khổng lồ công nghệ tiếp tục dẫn đầu

Facebook, Messenger, Instagram, WhatsApp… vẫn duy trì thế thượng phong trong cuộc chiến di động không có hồi kết với các feed đầy hưng phấn. Trong năm 2017, những gã khổng lồ này tiếp tục thay đổi để củng cố sức mạnh: Facebook mở rộng tính năng sao chép-dán của Snapchat Stories ra mọi nền tảng xã hội của nó, số lượt sử dụng tính năng Instagram Stories của Facebook trong năm nay đã vượt qua Snapchat. Facebook cũng mua lại tbh, một ứng dụng mới nổi có chức năng bình chọn những lời khen thưởng tích cực với người khác...

Đó là quy luật của những nhà sáng lập công ty khởi nghiệp trong năm 2017: nếu không thể đánh bại họ thì hãy đi cùng họ, hoặc chịu rủi ro bị sao chép cho đến chết.

Facebook, Google, Amazon… những gã khổng lồ công nghệ này đều đã kết thúc năm với cảm nhận mình nổi tiếng như những gã khổng lồ trong ngành dược.

Đồng thời, những câu hỏi quan trọng ngày càng được đặt ra nhiều hơn: tác động xã hội của sức mạnh nền tảng, sự thịnh vượng thổi phồng của các gã khổng lồ trên, rủi ro độc quyền (monopoly, thị trường chỉ có duy nhất một người bán, sản phẩm có ít hàng hóa thay thế gần gũi, rào cản gia nhập ngành cao) ở những kho dữ liệu rộng lớn của họ, việc họ nắm giữ và kiểm soát sự chú ý của chúng ta bằng các trí tuệ nhân tạo khai phá dữ liệu không ngừng nghỉ…

Quizzing

Nhờ sự lan tỏa ứng dụng HQ của nhà sáng lập Vine Rus Yusupov, các chương trình game đã quay lại, trở thành mốt thời thượng trong năm 2017.

Thực tế tăng cường (Augmented reality-AR)

Phần mềm thực tế tăng cường ARCore cho Android của Google;

2017 là một năm xấu cho thực tế ảo (VR) vì các máy tính mặt (face computer, một loại thiết bị phản chiếu thông tin lên mặt người dùng) không thực hiện được những lời hứa thái quá về nhu cầu số đông người tiêu dùng. Nhưng với người anh em gần gũi của VR là AR thì 2017 lại là một năm tuổi đáng nhớ: Apple phát hành ARKit và sản phẩm chủ đạo mới iPhone X với các cảm ứng tích hợp để theo dõi và tăng cường các gương mặt. Hay Google thay đổi trọng tâm, tập trung vào dòng sản phẩm chính bằng cách tung ra ARCore cho Android (ảnh trên), thay thế cho AR chất lượng cao Tango.

Softbank Vision Fund thu hút gần 100 tỉ USD

Tháng 5 năm nay, CEO của gã khổng lồ viễn thông Nhật Bản SoftBank, Masayoshi Son, đã cam kết đảm bảo lần gọi vốn đầu tiên của quỹ tầm nhìn Softbank (Softbank Vision Fund) sẽ thành công. Kết quả là quỹ Softbank đã huy động được gần 100 tỉ USD (con số chính xác là 93 tỉ USD) đến từ Apple, Qualcomm, công ty đầu tư Mubadala của UAE, Foxconn, Sharp… Trong năm nay quỹ Softbank Vision đã đầu tư vào Nvidia, nhà chế tạo thế giới ảo Improbable và nhà sản xuất không gian We Work…

Tổng thống Donald Trump tiếp tục truyền thông Twitter

Chưa bao giờ có một tổng thống sử dụng twitter trong mọi hoạt động như Donald Trump (và có lẽ sẽ không bao giờ có một Trump thứ hai). Trong năm 2017, chúng ta đã chứng kiến những quả bom twitter địa chính trị được sắp đặt ngẫu nhiên và tung ra vào mọi giờ trong ngày. Ngón tay kích động của Trump cùng với sự ngắn gọn không có sắc thái của Twitter là một sự kết hợp cực kỳ rủi ro.

Những tai tiếng của Uber 

Có thể kể ra một số rắc rối mà Uber gặp phải trong năm qua: kỳ thị giới tính, văn hóa nội bộ độc hại, các vụ điều tra liên bang, các vụ kiện an toàn hành khách, một đơn kháng án ở tòa về tuyển dụng bị bác bỏ, phải sa thải nhiều trường hợp sau một vụ điều tra nội bộ về quấy rối và kỳ thị giới tính...

Tháng 9/2017, Uber bị tòa tối cao châu Âu (Tòa công lý châu Âu-ECJ) phân loại thành công ty vận tải và phải tuân thủ các quy định như các hãng taxi khác. Hệ quả là Uber mất giấy phép hoạt động ở London, thành phố châu Âu sinh lợi cho Uber nhiều nhất. Ngoài ra hãng này còn vướng vào một trận chiến pháp lý chất lượng cao với một phần của Google về các khiếu nại đánh cắp IP…

Vụ việc xấu xí nhất trong năm 2017 của Uber: Uber thừa nhận vụ rò rỉ dữ liệu lớn ảnh hưởng tới 57 triệu tài xế trên toàn cầu. Thay vì công khai sự việc ngay khi xảy ra hồi năm 2016 thì Uber đã chi 100 ngàn USD cho hacker để giữ kín nó trong một năm qua.

Thực tế ảo (Virtual reality-VR) gần như dậm chân tại chỗ

Dường như chu kỳ VR 2017 đã chết. Doanh thu tai nghe VR vẫn lên tới hàng triệu USD nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy doanh thu VR sẽ lớn hơn AR, dù sự trung thành với VR vẫn được khẳng định.

Theo báo cáo, doanh thu iPhone X của Apple trong tuần lễ Black Friday bằng doanh thu toàn bộ tai nghe VR cho đến nay. Do đó, có thể nói rằng VR không phải, chưa từng là và có thể sẽ không bao giờ là smartphone mới hay mô thức điện toán mới.

Các nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng giảm bớt VR trong năm nay, chí ít là khi họ đầu tư chung vào cả VR và AR (mặc dù các studio trò chơi và nhà sản xuất camera đã từ bỏ VR). Các doanh nghiệp vẫn lo lắng về lợi nhuận hàng quý, vì vậy họ không thể chỉ đánh cược tiền bỏ ra cho lợi nhuận tuyệt vời trên lý thuyết mỗi năm.

Amazon mua lại Whole Food

Năm 2017, người khổng lồ trực tuyến đã bỏ ra 13,7 tỉ USD để thâu tóm chuỗi siêu thị Whole Foods với 465 cửa hàng nằm ở những vị trí đắc địa. Sự kiện này đã khiến cho các mặt hàng bách hóa giảm giá ngay lập tức và áp lực cạnh tranh lên những gã khổng lồ siêu thị truyền thống lại gia tăng.

Việc nhà vô địch thương mại điện tử dám chi để lớn mạnh hơn trong lĩnh vực bán lẻ offline đã củng cố cảm nhận rằng công nghệ thật sự đã tham gia vào toàn bộ chu trình kinh doanh. Và chắc chắn đây sẽ là xu hướng chính trong tương lai.

Sự kiện này cũng phát đi những lời kêu gọi điều trần quốc hội để xem xét hệ quả của nó với các nhân viên và công nhân các cửa hàng bị mua lại. Và những đề xuất về một định nghĩa mới cho luật cạnh tranh (antitrust law) để đáp ứng lại các điều kiện của các thị trường nền tảng, tạo động lực cho các công ty theo đuổi tăng trưởng lợi nhuận.

iPhone X lên kệ

Smartphone mới của Apple ra mắt với nhãn giá chưa từng có tiền lệ. Giá khởi điểm của iPhone X 64 GB tại thị trường Mỹ là 999 USD (giá ưu đãi nhất so với các thị trường khác). So với iPhone 8 là 699 USD và iPhone 8 Plus 799 USD (tại Mỹ), iPhone X là iPhone đắt giá nhất từng có.

Yahoo bị mua lại

Cuối cùng thì số phận tên tuổi kỳ cựu của Internet là Yahoo cũng đã chấm dứt với việc bán mình cho Verizon (công ty mẹ của AOL và AOL là công ty mẹ của Techcrunch) với giá 4,5 tỉ USD. Yahoo được hợp nhất với AOL thành một công ty truyền thông quảng cáo mới của Verizon dưới tên Oath, theo đuổi tham vọng trở thành hệ thống website quảng cáo lớn thứ 3 thế giới, sau Google và Amazon.

2017 cũng là năm Yahoo gặp nhiều tin xấu về an ninh mạng. Hãng này đã tiết lộ một lổ hỗng dữ liệu ảnh hưởng tới 3 tỉ tài khoản trong năm 2013. Cựu CEO Marissa Mayer đã phải điều trần trước thượng viện Mỹ về vấn đề này nhưng vẫn chưa đưa ra được lời giải thích thỏa đáng.

Các hiểm họa zombie botnet Internet of Things (IoT)

Đầu năm 2017, một trong những người sáng tạo ra botnet Mirai đánh sập toàn bộ mạng lưới Internet của cả một quốc gia là Liberia lẫn nhiều khu vực ở Mỹ, Đức hồi năm 2016 đã bị nhà báo an ninh mạng Brian Krebs vạch mặt. Đến cuối năm thì cả 3 thủ phạm đều đã thừa nhận các cáo buộc cho những cuộc tấn công này.

Mirai là một mã độc giúp các hacker truy cập vào các thiết bị có kết nối IoT từ xa (ví dụ như máy quay phim, đầu phát wifi, tivi thông minh), sau đó sử dụng các thiết bị này để xây dựng mạng botnet và thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ được phân tán (DDOS) nhắm vào mạng lưới internet và các trang web. Hệ thống botnet sẽ gây quá tải các dịch vụ, làm chúng bị tê liệt.

Mối đe dọa đến các dịch vụ số từ các zombie (máy tính ma) botnet IoT không chỉ dừng ở đó. Công ty an ninh mạng Checkpoint (nổi tiếng với tường lửa Zone Alarm) từng cảnh báo về một cơn bão mới được đặt tên là IoTroop chuyên khai thác các điểm yếu trong các thiết bị máy ảnh IP không dây và đã ảnh hưởng tới 1 triệu thiết bị. "Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chúng ta đang trải nghiệm sự bình yên trước những cơn bão mạnh hơn. Cơn bão mạng kế tiếp sẽ đến trong tương lai".

Steve Trần (Theo Techcrunch)

Chủ đề khác