VnReview
Hà Nội

4 cách để chống khiếm thính

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố một dự báo về tỉ lệ khiếm thính trên toàn thế giới và các con số cao đến mức đáng báo động.

WHO dự báo trong năm 2050, ước tính sẽ có 900 triệu người trên toàn thế giới sẽ hoàn toàn mất thính lực. Tăng 93% so với con số 466 triệu người đang gặp vấn đề về thính giác hiện nay.

Theo WHO, phần lớn, những người bị khiếm thính thường là những người lớn tuổi. Đi cùng với đó là việc dân số hiện cũng đang tăng dần lên. Các lý do gây ra việc này chính là do việc nghe âm thanh lớn hằng ngày từ các thiết bị âm thanh như smartphone hay iPod, hoặc buổi nhạc rock, sàn bar hay nơi làm việc quá ồn ào. Bên cạnh đó cũng do các phản ứng phụ của thuốc, nhiễm trùng tai và di chứng của các bệnh như bệnh sởi, quai bị hay rubella.

Một số tác nhân gây hại này có thể ảnh hưởng đến nhiều người trẻ tuổi. Một thông tin từ WHO hồi năm 2015 cho hay rằng hơn một nửa những người có độ tuổi khoảng 12 đến 35 đều bật nhạc ở mức cao hơn ngưỡng an toàn trên thiết bị âm thanh của mình.

"Khiếm thính thường được coi là một quá trính của lão hóa, thế nhưng, giờ đây, chúng tôi nhận thấy nó đang là một vấn đề lớn đối với mọi người", Paul Dybala, một nhà thính học và là giám đốc của Healthy Hearing – trang web hướng dẫn mọi người các vấn đề về tai.

Khiếm thính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp, làm việc và hoạt động xã hội của bạn. Bạn sẽ có thể tốn khá nhiều tiền để điều trị vấn đề này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khiếm thính trên người già có thể còn liên quan đến suy giảm nhận thức, có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và gây ra triệu chứng mất trí nhớ.

WHO cho hay rằng có thể ngăn người được khoảng một nửa trường hợp khiếm thính.

Các nguyên nhân bất ngờ của khiếm thính

Trong một thế giới đầy tiếng ồn như tiếng còi xe, tiếng nhạc to, tiếng máy phát điện hay các vật dụng thi công, thì việc bảo vệ tai là cực kì quan trọng.

Ví dụ, bạn thường muốn tiếng nhạc của buổi nhạc rock văng vẳng bên tai sau khi tham dự, nhưng bạn sẽ gặp trường hợp tương tự sau khi xem màn bắn pháo hóa. Trên thực tế, các chuyên gia thính giác cho hay rằng xem một buổi bắn pháp hoa quá dài có thể phá hủy vĩnh viễn thính giác của bạn.

Và theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, tiếng chó sủa bên tai của bạn cũng có thể gây hại cho thính giác trong một vài phút.

Tuy nhiên, không chỉ những tiếng ồn ào mới gây ra điều này. Mà những âm thanh tưởng chừng như vô hại, ví dụ như tiếng hoạt động liên tục của điều hòa hay tủ lạnh, cũng có thể gây hại cho tai.

4 cách để chống mất thính giác

1. Biết những gì gây ra điều này

Âm thanh được đo ở đơn bị Decibels (dBA). Dù sự chịu được của mỗi người là khác nhau, nhưng Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia (National Institute for Occupational Safety and Health) khuyến cáo nên làm việc tại nơi có âm thanh 85 dBA trong suốt 8 giờ mỗi ngày và nơi làm việc hợp lý được giới hạn khoảng 90 dBA. (Ví dụ như máy sấy tóc cầm tay được giới hạn ở khoảng 77 đến 92 dBA).

Các chuyên gia sức khỏe và an toàn tại Consumer Reports cho biết ở ngưỡng 70 dBA hoặc thấp hơn sẽ tốt hơn cho hầu hết mọi người.

Các chuyên gia cũng đồng ý rằng những âm thanh vượt quá 100 dBA có thể gây nguy hiểm thậm chí là trong thời gian ngắn. Các buổi nghe nhạc rock, sự kiện thể thao, rạp chiếu phim, máy cắt cỏ bằng xăng hay mức âm lượng cao nhất của một số máy nghe nhạc MP3 có thể vượt quá ngưỡng an toàn này.

2/ Ngăn chặn những âm thanh to lớn

Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong một không gian ồn ào, bạn có thể ngăn chặn những âm thanh này bằng earmuff hay earplug. Earplug bọt biển là một cách cơ bản và rất rẻ để bảo vệ đôi tai của bạn. Có thể dễ dàng tìm chúng trong nhiều cửa hàng thuốc, giá của chúng khoảng 100.000 đồng đổ lại. Earplug thậm chí còn có thể giải quyết những âm thanh ồn ào tại các buổi hòa nhạc.

Nếu bạn muốn đảm bảo rằng bạn bạn có thể nghe được chất lượng âm thanh tối đa tại buổi hòa nhạc, hãy đến gặp các nhà thính học để tự tạo earplug riêng mình. Nó sẽ mắc hơn loại bọt biển nhưng sẽ đảm bảo đầy đủ âm thanh của một buổi liveshow.

3/ Sử dụng tai nghe một cách khôn ngoan

Một phần năm thanh thiếu niên trên thế giới đã bị mất thính giác. Các chuyên gia cho hay, điều này xảy ra là bởi những người sử dụng tai nghe ngày càng tăng.

Cách dễ dàng nhất để bảo vệ thính lực của mình từ các thiết bị nghe nhạc cá nhân như iPhone hay máy nghe nhạc MP3 chính là tuân thủ nguyên tắc 60/60. Hãy mở nhạc không quá 60% của mức âm lượng tối đa và không quá 60 phút mỗi ngày. Sử dụng tai nghe over ear (trùm tai), đặc biệt là loại chống ồn, thay vì tai nghe inear hay earbud cũng sẽ chống bị tổn thương.

4/ Đảm bảo tai bạn luôn thông thoáng

Đôi khi, đảm bảo không có bất cứ thứ gì ngăn chặn ống tai, ví dụ như ráy tai, sẽ giúp bạn nghe rõ hơn.

"Chỉ có một phần trăm, đặc biệt là những người rẻ hay những người mất thính lực sớm, có những cách đơn giản để lấy ráy tai", James C. Denneny III, M.D., CEO của Học viện Khoa Tai – Mũi – Họng và Phẫu thuật Hoa Kì, cho hay. Đây cũng một lý do phổ biến với những người đang phải mang máy trợ thính, bởi tai của họ thiếu đi sự thông thoáng, có thể khiến ráy tai ngày càng ứ đọng.

Và nếu bạn muốn làm sạch tai của mình với cây ráy tai bông, thì lưu ý rằng dư lượng bông có thể gây trở ngại cho thính giác của bạn.

Hãy nhờ một bác sĩ để kiểm tra và lấy ráy tai ra. "Tôi khuyến khích mọi người ít nhất hãy có một ví dụ cơ bản để bắt đầu và tiếp tục thực hiện", Denneny cho hay. Nhớ rằng, bác sĩ có thể giúp bạn làm sạch tai của mình.

Thế nhưng, thói quen sử dụng cây ráy tai bông thực sự rất nguy hiểm. Một nghiên cứu cho thấy rằng 34 trẻ em Mỹ được đưa đi cấp cứu do cây lấy ráy tai bông mỗi ngày. Trên thực tế, các chuyên gia cho biết rằng, đừng đưa bất cứ vật thể nào khác vào tai của mình ngoại trừ đó là các vật dụng chuyên dụng của bác sĩ.

Minh Hùng

Chủ đề khác