VnReview
Hà Nội

Mặt trời trông không như chúng ta vẫn nghĩ

Các nhà khoa học cho biết Mặt trời là một trong những vật thể tròn nhất từng đo được. Nếu giảm kích cỡ xuống bằng một quả bóng thì sự khác biệt giữa đường kính rộng nhất và hẹp nhất của Mặt Trời có thể như độ dày của một sợi tóc.

Mặt trời

Không có bề mặt rắn, sự quay của Mặt trời làm cho nó hơi dẹt. Nhưng những biện pháp đo đạc mới cho thấy độ dẹt của Mặt Trời nhỏ hơn rất nhiều so với những gì các nhà khoa học nghĩ trước đây.

Theo Space, mặt trời hoạt động năng lượng theo chu kỳ kéo dài 11 năm tạo ra sự tăng giảm khác nhau của số lượng các vết đen trên bề mặt. Đồng thời những dòng chảy vật chất bên trong mặt trời và bầu khí quyển mặt trời cũng thay đổi hỗn loạn theo chu kỳ làm biến đổi hình dạng mặt trời. Cho nên hình dạng của Mặt trời cũng thay đổi theo chu kỳ.

;Vì lí do này, trong suốt hơn 50 qua, các nhà nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn để có thể đo lường được hình dạng của Mặt trời. Các chỉ số đo lường có độ chính xác khác nhau tùy thuộc vào sự xuất hiện của các vết đen trên Mặt trời và sự thay đổi của bầu khí quyển Mặt trời trong chu kỳ 11 năm. Điều đó có nghĩa hàng chục các phép đo và hầu hết các phép đo đều chưa tạo được sự đồng thuận.

Đến nay, bằng việc sử dụng các dữ liệu từ Đài quan sát năng lượng Mặt trời của NASA, các nhà nghiên cứu đã đo được hình dạng của Mặt trời trong khoảng thời gian 2 năm (2010-2012), khi Mặt trời đã phát triển các vết đen từ mức tối thiểu đến tối đa. Phép đo này sẽ giúp tránh được những sai lệch.

Kết quả cho thấy, hình dạng Mặt trời hơi dẹt với một đường xích đạo rộng và một khoảng cách ngắn giữa các cực của nó. Đây là hai chỉ số khá ổn định và hầu như không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ mặt trời vì nó bị kiểm soát bởi các tính chất cơ bản của một ngôi sao và có thể trên bề mặt Mặt trời không có quá nhiều sự khác nhau về từ tính.

Tuy nhiên, hình dạng của mặt trời vẫn còn tròn hơn so với lý thuyết đã dự đoán trước đây. Phát hiện này sẽ hé lộ một đầu mối quan trọng để lí giải một bí ẩn lâu đời về hình dạng của tròn của Mặt trời. Theo tiến sĩ Jeff Kuhn (Đại học Hawaii), người đứng đầu nhóm nghiên cứu, để tạo nên hình dạng Mặt trời tròn thì có nhiều xung lực khác nhau. Có lẽ trước đây chúng ta đã hiểu sai về hoạt động của khí quyển Mặt trời và các hoạt động từ tính của mặt trời.

Nghiên cứu để đo hình dạng của mặt trời chính xác hơn cũng có thể giúp phân tích những hoạt động năng lượng từ sâu bên trong Mặt trời và được thể hiện ra bên ngoài bề mặt của nó. "Đây sẽ là một công cụ mới và mạnh mẽ cho phép lí giải nguyên nhân những thay đổi của Mặt trời và sự ảnh hưởng của nó đến trái đất trong tương lai", Kuhn nói.

Trí Minh

Chủ đề khác