VnReview
Hà Nội

Apple đã giết chết những niềm vui

Đã từng có thời gian, truy cập trang web hay ‘cửa hàng' của Apple chúng ta sẽ thấy tràn ngập màu sắc. Gần đây, tôi tình cờ nhìn thấy bức ảnh này của những năm 2000.

Theo Qz, khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, ông đã truyền cảm hứng về màu sắc và sự sống động, thứ vẫn còn thiếu ở một công ty đã mắc kẹt trong thời gian dài. Chưa đầy một năm sau đó, ông giới thiệu iMac, một thiết bị trông giống như một quả bóng hình cầu với màn hình thủy tinh màu xanh lá cây và vỏ nhựa trắng. Nó không giống một máy tính nào trên thị trường, và nó làm sống lại Apple. Trong một thời gian dài, công ty trung thành với xu hướng thiết kế đó, bán ra những sản phẩm ngày càng tham vọng và tươi mới bao gồm iPod, G4 iBook, Cube Mac Power G4, iPod Nano, Touch và Shuffle và thậm chí cả iPhone 5c. Ngày nay, các màu sắc duy nhất bạn sẽ tìm thấy trên các sản phẩm của Apple là đen, trắng, xám và đôi khi là vàng. Thậm chí giờ còn không có màu vàng nữa. Các gam màu mạnh thực sự chỉ được dành riêng cho các phụ kiện như dây đeo đồng hồ và vỏ điện thoại.

Một số thứ đã thay đổi trong thập kỷ qua. Có lẽ đó là việc thuê Angela Ahrendts từ Burberry để điều hành bộ phận bán lẻ của Apple, và nhân vật này ngày càng có ảnh hưởng lớn trong công ty. Có lẽ đó là bởi vì loại phần nào đó trông cao cấp hơn nhựa. Nhưng dù là vì bất kỳ lí do gì, thì đến năm nay hình ảnh Apple trông giống với một thương hiệu xa xỉ hơn là một thương hiệu công nghệ tiêu dùng.;

Trước iPhone (và trong thời gian ngắn sau đó), thiết kế cho điện thoại là điều gì đó rối như địa ngục vậy. Chúng có thanh trượt, bố cục nút kỳ dị, bàn phím gấp, mặt trước và lưng có thể tách rời. Nokia có hẳn một dây chuyền sản xuất điện thoại dường như dành riêng cho việc thử những ý tưởng mới. Không có sản phẩm nào ra đời nhưng thực sự việc thử nghiệm này khá thú vị.

Trong thời gian đó, chiếc điện thoại mà mọi người đều muốn có là Motorola Razr, còn với giới doanh nhân là BlackBerry. Razr vô cùng dễ nhận biết, và rất khó để nhầm một chiếc BlackBerry với bất kỳ thứ gì không phải BlackBerry. Razr đã bán được 130 triệu chiếc - con số ấn tượng trước thời  iPhone. Đó là chiếc điện thoại ai cũng rất muốn thấy.

Nokia những năm 2000

Khi iPhone ra mắt, nó đã mang phong cách đó và giữ liên tục trong 11 năm đến khi Apple bán được hơn 200 triệu chiếc iPhone năm ngoái. iPhone cũng là thiết bị định nghĩa nên thiết kế của một chiếc smartphone thời hiện đại.

Trong thập kỷ qua, tất cả mọi người đổ xô sao chép bất cứ điều gì Apple làm. Hàng chục nhà sản xuất điện thoại thông minh Android đã bắt chước thiết kế nổi bật của iPhone X, và nhiều nhà sản xuất đã gỡ bỏ nút home và jack cắm tai nghe giống như Apple. Một số điện thoại thậm chí còn có mặt sau bằng kính như iPhone, ngay cả khi không có lý do gì về công nghệ. Tóm lại, giờ đây rất khó để phân biệt một điện thoại thông minh này với điện thoại thông minh khác, cho dù nó có giá 500 hay 1.000 đô la.

Bằng cách tinh chế sản phẩm của mình thành những mảnh kính và kim loại gần như không thể xuyên thủng, Apple đã tạo ra sự thú vị trong công ty của riêng mình và lớn hơn là cho cả ngành công nghiệp. Thực sự thì dường như không có điện thoại thông minh nào gặp rủi ro thiết kế trong giai đoạn này bởi việc trông giống một chiếc iPhone có vẻ là một yếu tố bảo kê hiệu quả.

Có những dấu hiệu cho thấy niềm vui đang dần dần trở lại Apple. Quảng cáo gần đây của cho HomePod được làm bởi đạo diễn đoạt giải Oscar Spike Jonze cùng với sự tham gia của nghệ sĩ FKA Twigs rất thú vị và được đón nhận, và các video ca nhạc do Apple tạo ra bằng Animoji cũng rất dễ thương.

Đã lâu rồi kể từ khi Apple giới thiệu một sản phẩm mang tính cách mạng thực sự. Có lẽ công ty đang lấp lửng về một điều gì đó sẽ thay đổi công nghệ thực tế tăng cường - nhưng tính thẩm mỹ và sự tinh tế thanh lịch không bao giờ có thể bỏ qua.

Có lẽ những người khác trong ngành công nghiệp sẽ tìm cách để thành công ngoài việc làm theo công thức của Apple, và tìm thấy điều gì đó có giá trị với sự  trở lại của những sắc màu và sự tươi mới.

Nguyễn Huyền

Chủ đề khác