VnReview
Hà Nội

Trước khi qua đời, "người băng" Otzi đã ăn một bữa thịnh soạn toàn chất béo

;Xác ướp của "người băng" nổi tiếng Otzi được phát hiện vào đầu những năm 90 trên dãy Anpơ đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về cách sống của người cổ đại ở khu vực này. Giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học công bố chi tiết về những gì ông ta đã ăn trước khi chết – nó thật sự là một bữa tiệc thịnh soạn. 

Với kinh nghiệm và hiểu biết về những di tích cổ xưa, các nhà khảo cổ đã có thể nghiên cứu một số loại quần áo, vũ khí và hàng hóa mà người đàn ông mang theo khi qua đời. 

Theo BGR, người này có biệt danh là Otzi và dạ dày ông chứa đầy thịt giàu chất béo khi chết. Phân tích thành phần trong dạ dày của ông cho thấy vết tích còn lưu lại là của thịt nai đỏ và sơn dương. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, khoảng một nửa dạ dày của Otzi chất béo và các nhà khoa học đã khẳng định chắc hẳn ông đã phải sống trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt.

"Môi trường cao và lạnh đặc biệt gây trở ngại đối với sinh lý con người và trong tình cảnh đó, nhu cầu cơ thể sẽ cần một cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu để tránh đói nhanh và thất thoát năng lượng. Dường như Otzi đã nhận thức được rằng chất béo là một nguồn năng lượng tuyệt vời", chuyên gia Albert Zink thuộc Viện nghiên cứu xác ướp cho biết.

Hiện nay, chế độ ăn kiêng High-fat (ăn ít đường, nhiều chất béo) hiếm được áp dụng vì các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị hiện nay chỉ toàn cung cấp những thực phẩm giàu đường bột. Trong khi đó, những người theo chế độ ăn kiêng Ketogenic thì ngược lại. Họ nạp năng lượng từ chất béo thay vì đường. Chế độ này đã được chứng minh đem lại lợi ích sức khỏe và thậm chí còn có thể làm tăng hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư nhất định.

Tuy nhiên, Otzi có thể không có suy nghĩ như vậy khi ăn thịt động vật hoang dã. Có thể ông cho rằng thịt béo chỉ đơn giản là giữ bụng được no lâu hơn và đó là điều thiết yếu khi sống trên vùng núi cao lạnh thấu xương này. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch phân tích sâu hơn các thành phần trong dạ dày cũng như vi khuẩn ruột của Otzi. Và nếu thành công, nó sẽ giúp chúng ta khám phá thành phần hóa học của cơ thể người biến đổi như thế nào sau hàng nghìn năm.

Thái Âu

Chủ đề khác