VnReview
Hà Nội

Các nhà khoa học tuyên bố đã tìm ra bí ẩn của tam giác quỷ Bermuda

Tam giác quỷ nổi tiếng Bermuda sau nhiều năm tồn tại trong truyền thuyết.;Giờ đây, những bí ẩn xung quanh tam giác quỹ này đã được các nhà khoa học lý giải.

Theo trang tin Vice, các nhà hải dương học đến từ trường đại học Southampton của Anh tin rằng, bí ẩn Tam giác Bermuda đã được lý giải. Sau hàng thập kỷ đầu tư nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng những con tàu đã bị hút vào lòng đại dương bởi những con "sóng độc" (hay "sóng sát thủ") cao hơn 30m.

Tam giác Bermuda (hay tam giác quỷ) là một vùng biển nằm giữa mũi cực nam Florida, Puerto Rico và đảo Bermuda ở phía Bắc. Hình dung về tam giác quỷ xuất hiện rộng rãi vào khoảng đầu những năm 90s, khi truyền thông lần đầu tiên theo đuổi các báo cáo về khu vực nhiều tàu đắm bất thường. Một bài báo trên tờ The New York Times viết rằng, trong vòng 500 năm qua, tam giác Bermuda đã nhấn chìm tối thiểu 50 con tàu và 20 máy bay.

Hàng tá giả thuyết được đặt ra suốt những năm qua. Giả thiết gần đây nhất liên quan đến sóng sát thủ được công bố lần đầu vào năm 1995, khi một làn sóng kỳ lạ cao tới 18.5m được các vệ tinh tìm thấy ở biển Bắc. "Sóng Draupner" ("Draupner Wave"), còn gọi là "sóng sát thủ", lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận vào thời điểm đó. Những con sóng sát thủ vẫn được coi là bí ẩn của vùng tam giác này.

Vậy, sóng độc – sóng sát thủ là gì? Về cơ bản, chúng là những con sóng rất lớn, xuất hiện bất ngờ nơi vùng biển rộng. Theo một nghiên cứu về sóng sát thủ (cũng được gọi là sóng kỳ dị - Freak Wave), một đợt sóng lớn hơn bình thường 12m có khả năng tàn phá với áp suất 8.5psi. Tàu thuyền hiện đại ngày nay được thiết kế chịu được lực sóng đập lên tới 21psi, nhưng một con sóng sát thủ thì lại có thể mang tới lực khoảng 140psi, vượt quá giới hạn chịu đựng của những con tàu và nghiền nát mọi thứ.

Tiến sĩ Simon Boxall, một nhà hải dương học của Đại học Southampton, người đứng đầu nghiên cứu mới giải thích trên kênh tài liệu số 5 (Channel 5 documentary) về bí ẩn tam giác Bermuda như sau: "Có những cơn bão ở phía nam và có những cơn xuất hiện ở phía bắc, chúng kết hợp với nhau… thậm chí chúng ta đã đo được những con sóng cao hơn 30m. Thuyền càng lớn, thiệt hại càng nhiều."

Nhóm nghiên cứu đã tái tạo những đợt sóng dâng cao tới 30m bằng cách sử dụng các công cụ mô phỏng trong nhà. Sau đó, quan sát cách con sóng làm với những chiếc thuyền lớn, họ đã xây dựng một mô hình như USS Cylopos, , một tàu sân bay đã bị mất tích trong Tam giác Bermuda vào năm 1918, cướp đi sinh mạng của 309 người.

"Giá mà bạn có thể tưởng tượng ra một con sóng khủng khiếp với các đỉnh trên đầu, và không có gì chống đỡ phía dưới con thuyền, thuyền sẽ bị gãy làm đôi. Nếu điều đó xảy ra, con sóng sát thủ ấy có thể nhấn chìm mọi thứ chỉ trong vòng 2-3 phút", tiến sĩ Simon giải thích.

Nhà khoa học người nổi tiếng người Úc, Tiến sĩ Karl Kruszelnicki dường như cũng đồng ý rằng, những con sóng lớn có thể giải thích cho cái gọi là bí ẩn của Tam giác Bermuda.

Năm 2017, ông viết một quyển sách có tựa đề The Author, trong đó ông áp dụng khoa học vào những bí ẩn phổ biến. Ông tuyên bố đã có một lời giải thích đơn giản cho những chiếc máy bay và tàu bị mất tích bí ẩn ở khu vực Tam giác Bermuda, viết về những người thuyền trưởng và phi công khác nhau: "Chỉ có một người duy nhất có kinh nghiệm, những người còn lại thì không. Thời tiết không tốt, có có những con sóng cao tới 15m."

Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng Tam giác Bermuda, là một trong những vùng đại dương có giao thương tấp nập nhất, nên xét về mặt thống kê, tỷ lệ tai nạn là không đáng kể. "Giống Lloyds của London và duyên hải Hoa Kỳ, lượng máy bay bị mất tích trong Tam giác Bermuda cũng không khác bất cứ nơi nào trên thế giới." Tiến sĩ Karl chia sẻ với trang tin News.com.

P.Trang

Chủ đề khác