VnReview
Hà Nội

Lợi ích sức khỏe từ củ nghệ có thật sự tốt như vậy không?

Tương tự như gừng, củ nghệ là một loại gia vị phổ biến, đặc trưng bởi màu vàng tươi và được sử dụng trong bột cà ri và mù tạt. Còn được gọi là "nghệ tây Ấn Độ", cây nghệ mọc trên khắp lãnh thổ Ấn Độ và các khu vực khác của châu Á và Trung Mỹ. Nghệ được nêm cho vô số các món ăn khác nhau, là thành phần quan trọng trong một số nghi thức tôn giáo và đã được sử dụng cho mục đích y học trong gần 4.000 năm qua.

Bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ). Bệnh tiểu đường. Viêm khớp. Rối loạn mọc tóc. Hói đầu. Vô sinh. Rối loạn cương dương. Khó chịu buồn nôn. Bệnh tăng nhãn áp. Ung thư.

Nếu bạn mắc một trong những căn bệnh kể trên, bạn có cơ hội được chữa khỏi bởi các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng chữa bệnh của củ nghệ (Turmeric). Có hơn 15.000 bản thảo đã được công bố về tinh nghệ (Curcumin), thành phần hoạt chất trong Nghệ và khoảng 50 bản thảo được bổ sung vào bộ tài liệu này mỗi tuần, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

"Với những công dụng đã được biết đến từ trước tới nay và việc nghệ đang được nghiên cứu để chữa các bệnh… mà nghệ được coi là tiên dược", ông D. Craig Hopp, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu Extramural tại Trung tâm Quốc gia về Chế phẩm bổ sung và Sức khỏe lồng ghép thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, cho hay.

Chúng ta biết gì về củ nghệ?

Tương tự như gừng, củ nghệ là một loại gia vị phổ biến, đặc trưng bởi màu vàng tươi và được sử dụng trong bột cà ri và mù tạt. Còn được gọi là "nghệ tây Ấn Độ", cây nghệ mọc trên khắp lãnh thổ Ấn Độ và các khu vực khác của châu Á và Trung Mỹ. Nghệ được nêm cho vô số các món ăn khác nhau, là thành phần quan trọng trong một số nghi thức tôn giáo và đã được sử dụng cho mục đích y học trong gần 4.000 năm qua.

Tiến sĩ Sanjay Gupta, phóng viên mảng y tế của hãng tin CNN cho biết: "Có rất nhiều nghiên cứu vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng đã chứng minh được rằng nghệ có thể giúp kiểm soát cơn đau khớp đầu gối cũng như giảm nguy cơ trụy tim sau phẫu thuật bắc cầu".

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nghệ là một trong nhiều loại cây được sử dụng trong y học cổ truyền của Nam Á. Nghệ được sử dụng để điều trị các vấn đề về sức khỏe như khó thở, thấp khớp, mệt mỏi và đau đớn.

"Thành phần hoạt chất trong củ nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân biệt giữa nghệ, một loại cây trồng và gia vị, với tinh nghệ đang được con người nghiên cứu. Tinh nghệ không phải là một đơn chất mà là một tổ hợp của 3 hay 4 thành phần, được gọi chung là Curcuminoid", ông Hopp nói thêm.

Hàm lượng chính xác của hợp chất Curcuminoid trong củ nghệ không cố định, tuy nhiên theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, rễ củ nghệ thường chứa tới 5% hợp chất này.

Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn

Theo các chuyên gia, việc chiết xuất chất Curcumin và chuyển hóa công dụng của nó vào phương pháp điều trị vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu. Bằng chứng dịch tễ học cho thấy những người có chế độ ăn giàu nghệ có thể gia tăng lợi ích sức khỏe bền vững của loại gia vị này, ông Hopp cho biết, đồng thời trích dẫn số liệu tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết thấp hơn tại tiểu lục địa Ấn Độ.

"Tuy nhiên, rất khó để đánh đồng những gì bạn đang xem xét trên phương diện hoạt động trong tế bào với những gì thực sự diễn ra trong cơ thể con người", ông chia sẻ thêm. "Có sự không tương quan giữa những hoạt động có vẻ rất hứa hẹn xảy ra với các tế bào khi nghiên cứu trong ống nghiệm, nhưng khi nghiên cứu lâm sàng trên con người thì hầu như không mang lại lợi ích".

Một lý do cho sự ‘không tương quan' đó là ngoài củ nghệ thì tinh chất Curcumin có đặc tính khả dụng sinh học thấp: Nó được chuyển hóa và bài tiết nhanh chóng và chỉ được hấp thụ vào cơ thể một lượng rất ít. Hóa chất ngăn chặn tinh nghệ đi đến nơi mà nó phát huy tác dụng.

Ngữ cảnh mà củ nghệ được sử dụng theo cách truyền thống cũng cần được lưu ý, Hopp cho biết. Hạt tiêu đen thường được dùng cùng củ nghệ. Piperine, chất tạo vị cay cho tiêu, làm tăng khả năng hấp thụ tinh chất nghệ.

Hopp chia sẻ: "Piperine là ‘người gác cửa', giúp các thành phần đi vào và đi ra khỏi tế bào dễ dàng hơn nhiều".

Mối liên quan giữa củ nghệ và bệnh tăng nhãn áp, Alzheimer

Theo một nghiên cứu xem xét tác động của nghệ trong điều trị bệnh tăng nhãn áp gần đây mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu cho rằng Curcumin không thể hòa tan một cách dễ dàng và một lượng lớn không thể thẩm thấu vào máu. Một người cần phải uống tới 24 viên nén Curcumin 500 mg mỗi ngày mới đủ liều lượng hiệu quả, đồng thời lại khiến gia tăng nguy cơ tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy.

Bác sĩ Francesca Cordeiro, giáo sư nhãn khoa tại Imperial College London và là một trong những tác giả của nghiên cứu trên cho biết: "Trong cà ri chỉ có 700 miligam nghệ. Nghĩa là, bạn sẽ cần phải ăn 200 suất cà ri mỗi ngày để đạt được mức cần thiết cho việc điều trị".

Thay vì chọn uống viên nang hoặc nạp qua đường ăn uống như phương pháp điều trị, nhóm nghiên cứu của Cordeiro thử nghiệm thuốc nhỏ mắt với chất ổn định nhằm gia tăng mức độ hòa tan của Curcumin lên chuột thí nghiệm hai lần một ngày.

Cordeiro cho biết: "Chúng tôi đã sử dụng công nghệ nano. Nhờ lợi thế kích thước rất nhỏ nên nó có thể lọt qua mắt và đi đến phía sau mắt. Một khi đi được vào, nó có thể tác động đến các tế bào thần kinh ở đó, như vậy không bị mất tác dụng. Chúng tôi gọi cách này là bảo vệ hệ thần kinh".

Ba tuần sau, nhóm đối chứng không được điều trị bị suy giảm 23% tế bào võng mạc so với nhóm được nhỏ mắt. Sự ‘suy giảm' này đã được ngăn chặn nhờ tinh chất nghệ, Cordeiro giải thích.

Các bước tiếp theo mà các nhà nghiên cứu thực hiện bao gồm các thử nghiệm lâm sàng và khám phá khả năng sử dụng võng mạc như một ‘cửa sổ cho bộ não' bằng cách phát triển phương thức nhỏ mắt thành một nguồn chẩn đoán bệnh Alzheimer .

Theo Cordeiro, "Curcumin là huỳnh quang. Nếu bạn đặt đúng bước sóng, nó sẽ phát huỳnh quang và kết nối tới các bộ phận liên quan đến bệnh Alzheimer - mảng amyloid beta, một trong những chất trong não bộ báo hiệu căn bệnh này".

Ngay cả khi không có nhiều rủi ro trong việc dùng Nghệ như một loại thực phẩm bổ sung, Hopp khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, "đặc biệt nếu họ đang kê cho bạn nhiều loại thuốc khác, như vậy bác sĩ sẽ có một bức tranh toàn cảnh thể hiện bệnh nhân đang uống những loại thuốc gì và có thể điều chỉnh sao cho đúng cách", ông nói.

Đông Mai

Tham khảo CNN

Chủ đề khác