VnReview
Hà Nội

Trung Quốc "thề thốt" chỉ phóng vệ tinh để giám sát đại dương, liệu có đáng tin?

Giới khoa học đang nghi ngờ về mục đích phóng vệ tinh nghiên cứu đại dương của Trung Quốc khi nước này có thể dùng vệ tinh để theo dõi, giám sát biển Đông và các hòn đảo từng chiếm đóng phi pháp.

Trong một nỗ lực nhằm đuổi kịp các cường quốc khác trong lĩnh vực vụ trũ, Trung Quốc mới đây đã phóng tên lửa Long March-2C lên quỹ đạo. Tên lửa được phóng từ trung tâm không gian Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây phía Bắc Trung Quốc mang theo vệ tinh quan sát Trái Đất Haiyang 1C lên quỹ đạo Trái Đất

Theo các quan chức Trung Quốc, động thái phóng vệ tinh trên không nhằm mục đích thăm dò quan sự mà chỉ dùng để theo dõi, thu thập dữ liệu nhiệt độ để phục vụ nghiên cứu đại dương.

Tờ Tân Hoa Xã đưa tin, dữ liệu từ vệ tinh sẽ sử dụng để khảo sát tài nguyên, môi trường vùng biển, hải đảo và vùng ven biển của Trung Quốc. Đồng thời, vệ tinh cũng tham gia cứu trợ thiên tai trên biển và bảo tồn tài nguyên đại dương. Sứ mệnh của vệ tinh này sẽ kéo dài 5 năm và hứa hẹn cung cấp một lượng dữ liệu lớn về sức khỏe đại dương và quần thể sinh vật dưới biển.

Mặc dù mô tả vệ tinh mang nhiều sứ mệnh quan trọng nhưng giới khoa học lo ngại, Trung Quốc có thể mượn cái cớ này để sử dụng vệ tinh cho mục đích chính trị hoặc quân sự.

Theo New York Post, Trung Quốc hiện đang có tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam ở biển Đông, nơi Trung Quốc luôn luôn tự xưng có chủ quyền trên nhiều hòn đảo và bãi cạn ở đây.

Nếu vệ tinh trên đi vào hoạt động, đây sẽ là một công cụ do thám rất nguy hiểm của Trung Quốc. Vệ tinh sẽ liên tục giám sát mọi hoạt động trên biển của thuyền bè hoặc các lực lượng chức năng quốc gia khác.

Gần đây, Trung Quốc liên tục gây sức ép với nhiều bên, trong đó có cả Mỹ kể từ sau khi máy bay B-52 xuất hiện trên Biển Đông nhằm mục đích tuần tra và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế. Thậm chí Trung Quốc còn lên tiếng tố cáo sự xuất hiện của Mỹ buộc nước này phải có các biện pháp quân sự để bảo vệ chủ quyền. Mặc dù vậy, đây thực chất chỉ là hành động đổ lỗi và phủi trách nhiệm của Trung Quốc.

Thật khó để xác định liệu Trung Quốc có thực hiện đúng cam kết hay không nhưng cộng đồng quốc tế hoặc giới khoa học hoàn toàn có thể giám sát và phản đối nếu Trung Quốc không dùng vệ tinh cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Sau khi Mỹ và Nga trở thành hai cường quốc vũ trụ lớn nhất thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua, Trung Quốc đã và đang nỗ lực bắt kịp hai quốc gia này trong ngành công nghiệp vũ trụ. Nước này đang tham vọng xây dựng hẳn trạm vũ trụ mới và thăm dò Sao Hỏa vào năm 2022.

Tiến Thanh

Chủ đề khác