VnReview
Hà Nội

Phát hiện nhiều loài sinh vật "kỳ dị" và ma quái đang sinh sống dưới đáy đại dương

Hóa ra ở dưới đáy đại dương đang ẩn chứa những loài sinh vật kỳ lạ chưa từng thấy từ trước đến nay.

Đại dương chiếm khoảng 71% diện tích và 97% lượng nước trên Trái Đất. Cũng bởi vậy, đây là hệ sinh thái phong phú nhất trên hành tinh và con người chưa bao giờ khám phá được hết sự phong phú của chúng.

Tiếp tục trong cuộc hành trình tìm kiếm những điều kỳ lạ dưới đáy đại dương, các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle (Anh) đã quyết định thực hiện một cuộc thám hiểm thông qua một hệ thống camera đặc biệt.

Theo Quartz, nhóm nghiên cứu gồm 40 nhà khoa học sử dụng hệ thống camera tích hợp mồi nhử để thu hút các loài sinh vật tiếp cận, phục vụ cho việc ghi hình. Địa điểm thám hiểm nằm ở rãnh biển Atacama ở ranh giới Peru và Chile.

Từ camera, nhóm có thể quan sát được cận cảnh loài cá nòng nọc chưa từng thấy trước đây. Cụ thể, họ phát hiện thấy 3 loài cá nòng nọc (Snailfish) mới sống trong vùng nước dao động từ 6500-7000 mét dưới đại dương. Trước đó các nhà khoa học đã biết khoảng 400 loài cá nòng nọc trên thế giới.

Chúng có cơ thể dài, màu trắng và đôi khi là trong suốt tới nỗi có thể nhìn thấu được nội tạng bên trong. Các nhà khoa học tạm gọi nó là cá hồng, cá xanh và cá tím Atacama.

Vì sống trong môi trường khắc nghiệt và nằm sâu thẳm dưới đại dương nên loài cá này hiếm có thiên địch và không sợ bị ăn thịt

Cấu trúc thân thể đặc biệt của loài cá này cho phép chúng có thể thích nghi với môi trường sống có áp suất cực thấp. Đặc biệt, khung xương chắc chắn bên trong giúp tạo ra sự cân bằng và ổn định cho loài cá nòng nọc.

Tiến sĩ Thomas Linley thuộc nhóm nghiên cứu giải thích: "Nếu không còn áp lực cực đoan và nhiệt độ cực lạnh như ở dưới đáy biển, cơ thể chúng sẽ cực kỳ mỏng manh và dễ tan ra nếu bị đưa lên bề mặt nước do chênh lệch áp suất".

Cấu trúc xương của loài cá nòng nọc

Trong đoạn phim dài tới 100 giờ, ngoài loài cá nòng nọc, nhóm nghiên cứu tại Đại học Newcastle còn tìm thấy loài giáp xác chân dài Munnopsids có hình dáng giống loại nhện và sử dụng một mái chèo đặc biệt ở bụng để di chuyển.

Loài giáp xác chân dài Munnopsids vừa được phát hiện

Một số hình ảnh về các loài sinh vật sống ở dưới đáy đại dương

Phát hiện trên của các nhà khoa học một lần nữa minh chứng đại dương là vô tận và rất khó để biết còn có bao nhiêu loài sinh vật biển đang ẩn dấu dưới lòng đại dương.

Phóng sự về quá trình khám phá đáy đại dương của các nhà khoa học tại Đại học Newcastle, Anh

Mai Huyền

Chủ đề khác