VnReview
Hà Nội

Trung Quốc tham vọng dùng... mặt trăng nhân tạo để thay đèn đường

‘Ánh sáng giống như hoàng hôn" của vệ tinh được đề xuất có thể chiếu sáng một khu vực có đường kính 10-80km.

Tờ;Nhân Dân nhật báo ngày 17.10 đưa tin thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) dự kiến sẽ dùng vệ tinh phát sáng làm mặt trăng giả vào ban đêm với độ sáng gấp 8 lần mặt trăng thật và có thể thay thế đèn đường.

"Ánh sáng rực rỡ như hoàng hôn" của vệ tinh sẽ có thể chiếu sáng một khu vực có đường kính 10-80km, với độ chính xác có thể điều chỉnh ở phạm vi vài mét.

Ý tưởng được ông Ngô Tuấn Phong, chủ tịch của Nhà thầu không gian tư nhân Chengdu Aerospace Science (Casc) và Viện nghiên cứu hệ thống công nghệ vi điện tử chia sẻ tại một sự kiện đổi mới và kinh doanh đa quốc gia được tổ chức tại Thành Đô tuần trước.

Ông Ngô cho biết việc thử nghiệm vệ tinh phát sáng đã tiến hành nhiều năm trước và công nghệ đang ở giai đoạn hoàn thiện trước khi phóng lên vào năm 2020.

Chưa rõ dự án được chính phủ Trung Quốc hay chính quyền thành phố Thành Đô thông qua hay chưa, nhưng CASC hiện là nhà thầu chính cho chương trình không gian của nước này.

Ảnh minh họa trăng nhân tạo tại Trung Quốc

Ý tưởng mặt trăng nhân tạo xuất phát từ "một nghệ sĩ người Pháp, người đã tưởng tượng treo một chiếc vòng cổ làm bằng gương trên Trái Đất có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời lên đường phố Paris quanh năm".

Khả năng về một mặt trăng giả của Thành Đô vẫn còn là một ẩn số, nhưng đã từng có những tiền lệ cho mơ mộng trăng sao này bắt nguồn từ khoa học, mặc dù công nghệ và tham vọng là hai điều hoàn toàn khác nhau.

Vào năm 2013, ba chiếc gương khổng lồ điều khiển bằng máy tính đã được lắp đặt ở phía trên thị trấn Rjukan của Na Uy để theo dõi chuyển động của mặt trời và phản chiếu tia sáng của nó trên quảng trường thành phố. "Rjukan - hoặc ít nhất, một phần nhỏ nhưng quan trọng của Rjukan - không còn bị mắc kẹt khi mặt trời không tỏa sáng", theo tờ The Guardian đã đưa tin vào vào thời điểm đó.

Trước đó, vào những năm 1990, một nhóm các nhà thiên văn và kỹ sư người Nga đã thành công trong việc phóng một vệ tinh vào không gian để làm chệch hướng ánh sáng mặt trời quay trở lại Trái Đất, chiếu sáng nhanh bán cầu còn lại vào ban đêm.

Một số người dân bày tỏ quan ngại mặt trăng giả sẽ ảnh hưởng đến đời sống của động vật hoang dã cũng như việc quan sát thiên văn. Tuy nhiên, ông Khang Vi Dân, giám đốc Viện Quang học thuộc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân cho rằng ánh sáng vệ tinh là ánh sáng mờ nên sẽ không gây ảnh hưởng.

Ngọc Linh

Chủ đề khác