VnReview
Hà Nội

Vùng đất 500 năm mới có mưa, tưởng nắng hạn gặp mưa rào, ai ngờ...

500 năm mới có một cơn mưa nhưng ít ai ngờ đây lại là nguyên nhân "xóa sổ" phần lớn sinh vật tại vùng đất khô cằn nhất thế giới.

Tưởng nắng hạn gặp mưa rào, có ai ngờ nước mưa xóa sổ phần lớn sinh vật tại vùng khô hạn nhất Trái đất

Theo Newsweek, sa mạc Atacama, chủ yếu nằm ở miền bắc Chile, là vùng có khí hậu nóng khô nhất thế giới. Trung tâm của khu vực này đã không có lượng mưa nào được ghi nhận suốt 500 năm. Mãi đến năm 2015, khu vực mới đón nhận cơn mưa đầu tiên sau một thời gian dài.

Bạn có thể hy vọng rằng cơn mưa này sẽ gây ra một sự bùng nổ đột ngột về số lượng sự sống trong khu vực – nơi vốn chỉ có một số ít loài vi khuẩn tồn tại dưới điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, theo một bài báo đăng trên tạp chí Scientific Reports thì nước đã có tác dụng ngược lại khi loại bỏ hầu hết các vi khuẩn sống ở đó.

Alberto Fairen, đồng tác giả của nghiên cứu từ Đại học Cornell của Mỹ, cho biết: "Khi những cơn mưa đến Atacama, chúng tôi đã hy vọng cho những bông hoa và sa mạc hùng vĩ sẽ mọc lên sự sống". Tuy nhiên, thực tế cho thấy mưa tại khu vực này đã khiến hầu hết loài vi sinh vật bản địa bị đẩy đến bờ tuyệt chủng.

Ông nói rằng lớp đất xói mòn trước khi cơn mưa xảy ra có tới 16 loài vi khuẩn cổ đại khác nhau cư ngụ. Sau khi trời mưa, chỉ có hai đến bốn loài vi khuẩn được tìm thấy trong đầm phá. Nghĩa là nhiều loài đã tuyệt chủng.

Theo nhóm nghiên cứu, nguồn nước đầu vào đột ngột và lớn ở các khu vực có hại cho hầu hết các loài vi sinh vật bề mặt – những sinh vật này đã có quá trình dài thích ứng với điều kiện sống khắc nghiệt. Sự dư thừa đột ngột của nước làm gián đoạn hoạt động bình thường của vi khuẩn thông qua một quá trình được gọi là "sốc thẩm thấu".

Tưởng nắng hạn gặp mưa rào, có ai ngờ nước mưa xóa sổ phần lớn sinh vật tại vùng khô hạn nhất Trái đất

Khí hậu thay đổi trên Thái Bình Dương được cho là nguyên nhân của cơn mưa đầu tiên ở Atacama trong hàng thế kỷ qua. Những sự kiện mưa bất ngờ này diễn ra vào ngày 25 tháng 3 và ngày 9 tháng 8 năm 2015 và một lần nữa vào ngày 7 tháng 6 năm 2017.

Những phát hiện mới có thể có ý nghĩa quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về sự sống của vi sinh vật trên sao Hỏa (nếu nó tồn tại). Atacama từ lâu đã được các nhà sinh vật học vũ trụ quan tâm vì nó có sự tương đồng với điều kiện của bề mặt sao Hỏa.

Sao Hỏa đã trải qua một lịch sử phức tạp của những thay đổi khí hậu, bao gồm một khoảng thời gian đầu tiên nằm trong khoảng 4,5 tỷ và 3,5 tỷ năm trước, khi hành tinh này có thể duy trì một lượng lớn nước trên bề mặt. Theo thời gian, khí hậu ngày càng trở nên khô cho đến khi bề mặt trở thành sa mạc rộng lớn mà chúng ta nhận ra ngày nay.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đã bị gián đoạn bởi lượng nước lớn đã tràn ngập các khu vực trên bề mặt nhiều lần sau 3,5 tỷ năm trước.

Kết quả là, các hệ sinh thái bản địa (giả thuyết là nó tồn tại) ở một số nơi trên sao Hỏa cũng gặp phải tình trạng như chúng ta đã thấy ở Atacama.

Do đó, "sự tái phát của nước trên bề mặt sao Hỏa; có thể đã góp phần làm suy yếu hệ sinh thái bản địa thay vì tạo cơ hội cho cuộc sống nở trở lại trong các khu vực bị ngập lụt".

Ngoài ra, những phát hiện mới có thể làm sáng tỏ các mẫu gây tranh cãi do các đầu dò vũ trụ Viking thu thập vào năm 1976. Một thử nghiệm được thực hiện bởi các nhà khai thác NASA đã tìm thấy bằng chứng cho thấy sự hiện diện của sự sống, trong khi một mẫu khác trên lại không tìm thấy dấu vết của vật liệu hữu cơ.

Bạch Đằng

Chủ đề khác