VnReview
Hà Nội

Điều gì xảy ra khi 2 người dùng huyết thống lấy nhau?

Liệu 2 người khác giới cùng huyết thống có thể "tái sinh" thế giới?

Chuyện gì xảy ra khi 2 người dùng huyết thống lấy nhau?

Theo Sciencealert, Adam và Eva đã tạo ra thế giới loài người theo quan điểm của Kinh Thánh. Nhưng nếu xét về mặt khoa học, liệu hai người có thể đủ sức tái sinh thế giới của chúng ta từ đầu khi phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe do cận huyết và nguồn gen hạn chế?

Trước hết, hãy giải quyết các vấn đề rõ ràng. Thế hệ "mới" đầu tiên rõ ràng sẽ là tất cả anh chị em; thế hệ tiếp theo là tất cả anh em họ hàng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi những người họ hàng thứ nhất hoặc thứ hai có con với nhau, kết quả không được tốt đẹp.

Một báo cáo từ việc nghiên cứu những đứa trẻ Séc sinh ra từ cha mẹ có liên quan chặt chẽ giữa năm 1933 và 1970 cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao hơn, đồng thời chúng thường xuất hiện các khuyết tật về thể chất và tinh thần.

Một ví dụ khác là tình trạng mù màu lan rộng trên đảo Pingelap sau khi một cơn bão tàn khốc lướt qua và chỉ còn 20 người sống sót để tái lập cộng đồng.

Theo BBC Future, Zaria Gorvett gợi ý về hôn nhân tại các hoàng gia châu Âu – nhiều cuộc hôn nhân mang yếu tố chiến lược về chính trị - như là một ví dụ khác về hôn nhân cận huyết. Vua Charles II của Tây Ban Nha – ví dụ nổi tiếng nhất - được sinh ra với một loạt các khuyết tật về thể chất và tinh thần. Theo các nhà khoa học Tây Ban Nha thì nguyên nhân là do "hệ số cận huyết" cao của ông.

Nói cách khác, ông được thừa hưởng rất nhiều gen giống hệt nhau từ cả bố và mẹ.

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự.

Các bệnh di truyền hiếm gặp (bao gồm mù màu) thường được gây ra khi hai bản sao của gen được truyền từ người mẹ và người cha.

Nếu những cha mẹ đó cũng là anh chị em, gen của họ có nhiều khả năng giống nhau. Vấn đề sau đó lan truyền qua các thế hệ.

Và đó không phải là tất cả. Sự đa dạng di truyền cho phép các loài khắc phục các vấn đề và thích ứng với môi trường, nhưng đây là yếu tố bị mất khi diễn ra hôn nhân cận huyết. Chất lượng tinh trùng cũng bị ảnh hưởng do yếu tố hôn nhân cận huyết.

Bruce Robertson từ Đại học Otago ở New Zealand nói với BBC Future rằng: "Với quy mô dân số nhỏ, mọi người sẽ sớm có liên quan và lúc này các vấn đề liên quan đến hôn nhân cận huyết trở nên nghiêm trọng hơn".

Robertson là một phần của một nhóm cố gắng bảo vệ số lượng vẹt kakapo còn lại khỏi bị tuyệt chủng.

Tuy kết quả của hôn nhân cận huyết là rất tệ nhưng có hy vọng cho một Adam và Eva tương lai.

Lịch sử của nền văn minh nhân loại cho thấy một số nhóm nhỏ sống sót đã tìm cách tăng số lượng và vượt qua xác suất toán học đằng sau di truyền: ví dụ, cộng đồng Hutterite ở Bắc Mỹ, xuất thân từ 18 gia đình.

Nhà nhân chủng học John Moore, người đã nghiên cứu về cách con người có thể xâm chiếm các hành tinh khác khi hợp tác với NASA cho biết: "Bằng chứng về tác động ngắn hạn của sự đa dạng di truyền thấp là rất mạnh, nhưng tất cả những điều này đều có xác suất. Có những câu chuyện về những chuyến đi đáng kinh ngạc trở lại từ bờ vực - mọi thứ đều có thể".

Bạch Đằng

Chủ đề khác