VnReview
Hà Nội

Tại sao chúng ta làm việc mệt mỏi cả ngày nhưng tại tỉnh táo vào ban đêm?

Chắc hẳn các bạn đều hiểu cảm giác lê bước quanh văn phòng cả ngày, hầu như không thể mở mắt qua các cuộc họp vô tận, và chậm chạp bước về nhà một cách mệt mỏi. Tuy nhiên, một vài giờ sau, khi bạn đã ổn định thoải mái trong nhà thì thay vì ôm ấp giấc ngủ thư giãn, bạn lại thấy mình tỉnh táo! Tại sao dù bạn đã kiệt sức cả ngày nhưng khi thời gian ngủ đã đến thì cơ thể lại tràn đầy năng lượng?

Chìa khóa để hiểu được tình trạng kỳ lạ và phi logic này là chu kỳ giấc ngủ của con người, và cụ thể hơn là nhịp sinh học của chúng ta. Tuy nhiên, nó không phải là cách giải thích duy nhất. Căng thẳng, rối loạn tuyến thượng thận, thói quen ngủ kém và rối loạn giấc ngủ nói chung cũng đóng vai trò cho tình trạng này. Để bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu kỹ về nhịp sinh học và sự phức tạp của các quá trình đó.

Nhịp điệu sinh học hàng ngày là gì?

Nhịp điệu sinh học về cơ bản là 24 giờ đồng hồ mà cơ thể duy trì, giúp cơ thể và tâm trí của bạn dao động giữa sự tỉnh táo và mệt mỏi. Rõ ràng, cơ thể của bạn không thể hoạt động hàng giờ trong ngày, nó cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục từ những sự căng thẳng trong ngày. Nhịp điệu sinh học của bạn còn được gọi là chu kỳ ngủ / thức của bạn, và đó là lý do tại sao bạn có thể hoạt động, ngủ và thức dậy vào buổi sáng với đầy năng lượng để đối mặt với cả ngày làm việc căng thẳng!

Vùng dưới não kiểm soát việc giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh và hóa chất làm dịu cơ thể và đánh thức lại nó. Melatonin là hợp chất được sản sinh vào gần cuối ngày giúp thư giãn cơ thể và tâm trí của bạn, điều này có thể được kích hoạt bởi các tín hiệu môi trường bên ngoài, chẳng hạn như mặt trời lặn. Ánh sáng và bóng tối là một số tín hiệu đơn giản nhất mà cơ thể chúng ta tuân theo nhịp điệu sinh học.

Nếu bạn chăm sóc tốt thói quen ngủ của mình, bạn sẽ không có bất kỳ vấn đề nào trong việc điều chỉnh nhịp điệu sinh học. Vấn đề phát sinh khi bạn bắt đầu làm gián đoạn giấc ngủ của mình, chẳng hạn như thức đến 4 hoặc 5 giờ sáng, sau đó cố gắng ngủ bù vào vào buổi chiều hoặc ngủ lâu hơn vào ngày hôm sau. Cơ thể của bạn sẽ cố gắng điều hòa và điều chỉnh mức năng lượng của bạn, nhưng nó sẽ không bao giờ tốt cho nhịp điệu sinh học.

Những nhịp điệu này không chỉ xuất hiện ở người mà còn ở hầu hết các loài động vật và sinh vật ở mức độ này hay mức độ khác. Đồng hồ sinh học là một thuật ngữ mô tả mạng lưới phức tạp của các phân tử, hợp chất, tuyến và các cơ quan tạo ra các nhịp sinh học này trong cơ thể. Khi các kích thích và thụ thể hoạt động bình thường, chu kỳ giấc ngủ của bạn sẽ bình thường và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào gần cuối ngày, và cảm thấy sảng khoái vào buổi sáng. Khi những mô hình và kết nối đó bị phá vỡ, nó có thể ảnh hưởng đến tất cả từ việc cơ thể trao đổi chất hiệu quả và mức độ hormone căng thẳng cho đến sự thành công của giấc ngủ.

Trên cơ sở mãn tính, việc nhịp sinh học bị gián đoạn thậm chí có liên quan đến béo phì, trầm cảm, tiểu đường và dễ bị bệnh mãn tính cao hơn. Nói cách khác, đảm bảo rằng cơ thể bạn duy trì chu kỳ bình thường là vô cùng quan trọng. Và khi bạn không; thể thực hiện điều đó, bạn sẽ gặp phải tình huống cực kì khó chịu như đầu bài viết đã đề cập.

Nguyên nhân gây ra gián đoạn nhịp điệu sinh học

Như đã đề cập trước đó, có một số lời giải thích cho sự mệt mỏi vào ban ngày và tăng năng lượng vào ban đêm. Chúng tôi sẽ tóm tắt một số nguyên nhân phổ biến nhất dưới đây, cùng với một số mẹo về cách tránh những tình huống như vậy.

Rối loạn tuyến thượng thận

Có những lúc trong cuộc sống khi chúng ta cần một sự bùng nổ năng lượng thì một liều adrenaline hoặc cortisol có thể đẩy chúng ta vượt qua những đợt giảm năng lượng và giúp chúng ta vượt qua tình huống căng thẳng cấp tính. Các hợp chất này được sản xuất trong tuyến thượng thận, nằm gần thận. Những tuyến này giúp điều chỉnh sự giải phóng và mức độ hormon căng thẳng trong cơ thể, nhưng khi bạn bị căng thẳng kéo dài, liên tục thì nó có thể dẫn đến mệt mỏi thượng thận.

Trong tình huống này, tuyến thượng thận đã không thể kiểm soát các hóa chất kích thích này trong hệ thống của bạn, điều này có thể khiến bạn bồn chồn và đầu óc quay cuồng. Một trong những cách tốt nhất để tránh mệt mỏi hay kiệt sức ở tuyến thượng thận là thay đổi lối sống và suy nghĩ của bạn. Nếu bạn đang bị quá tải bởi căng thẳng đến từ bên trong và bên ngoài thì cơ thể sẽ khó điều chỉnh sự tỉnh táo của mình.

Thói quen ngủ kém

Như đã đề cập ngắn gọn ở trên, thói quen ngủ là cực kỳ quan trọng khi nói đến việc duy trì trạng thái mệt mỏi / thức giấc bình thường. Nếu bạn thức khuya, hoặc thỉnh thoảng thay đổi kiểu ngủ, cơ thể bạn sẽ cố gắng điều chỉnh, không thể ngay lập tức bắt kịp. Hơn nữa, làm những việc khác vào đêm khuya trong phòng ngủ, chẳng hạn như xem tivi hoặc ăn uống, có thể làm gián đoạn giấc ngủ bình thường vì tâm trí của bạn sẽ bắt đầu liên kết phòng ngủ với các hoạt động thức giấc, thay vì ngủ.

Dựa vào các chất kích thích, chẳng hạn như caffein hoặc nicotin, cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn vào buổi tối và buổi sáng. Tránh phụ thuộc vào hóa chất để thay đổi sự tỉnh táo của bạn sẽ giúp cơ thể bạn rắn chắc và giữ được nhịp điệu bình thường, khỏe mạnh. Uống rượu vào buổi tối để thư giãn cũng có thể ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của bạn vào buổi sáng, tức là bạn có thể bị mệt mỏi sau khi say.

Rối loạn giấc ngủ

Bên cạnh các rối loạn về thận, rối loạn giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến sự sảng khoái và tràn đầy năng lương của bạn vào buổi sáng. Một số vấn đề phổ biến nhất là mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, hội chứng chân không yên, mộng du và rối loạn hành vi giấc ngủ REM. Có những kỹ thuật nổi tiếng và được thiết lập để điều trị hoặc kiểm duyệt những rối loạn này, tất cả đều có thể được tư vấn từ bác sĩ của bạn. Nếu những rối loạn giấc ngủ này không được điều trị, chúng sẽ khiến cho nhịp sinh học của bạn rất khó tự thiết lập lại, nghĩa là bạn sẽ tiếp tục cảm thấy uể oải vào thời điểm tồi tệ nhất có thể - thời điểm bạn thức dậy!

Kiệt sức tinh thần và thể chất

Đây là một trong những lời giải thích thú vị hơn cho những người mệt mỏi cả ngày và sau đó tỉnh tảo vào ban đêm. Nếu bạn có một công việc căng thẳng, bộ não của bạn có thể bị cạn kiệt vào cuối ngày, nhưng nếu bạn ngồi ở bàn làm việc cả ngày thì bạn sẽ có rất nhiều năng lượng thể chất được lưu trữ.

Do đó, vào ban ngày, cảm giác kiệt sức là điều tự nhiên, bởi vì bạn bị mắc kẹt trong một vị trí ít vận động, làm hao mòn tâm trí của bạn. Khi bạn về nhà, cơ thể bạn muốn tiêu hao năng lượng vật lý mà nó đã tích trữ, chính xác là khi bạn muốn cơ thể thư giãn và cho phép bạn chìm vào giấc ngủ. Nghỉ giải lao trong ngày có thể là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình huống đặc biệt này, ngay cả khi điều đó chỉ có nghĩa là đi bộ xung quanh tòa nhà văn phòng của bạn một vài lần vào giờ nghỉ trưa!

Nguyễn Hoàng Minh Ngọc

Chủ đề khác