VnReview
Hà Nội

Vi khuẩn ăn dầu đã được phát hiện ở phần sâu nhất của đại dương

Loài vi khuẩn ăn dầu đã được các nhà khoa học phát hiện tại nơi sâu nhất của đại dương.

Vi khuẩn ăn dầu đã được phát hiện ở phần sâu nhất của đại dương

Theo SlashGear, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học East Anglia đã có một khám phá rất độc đáo: vi khuẩn ăn dầu được phát hiện ở một trong những phần bí ẩn nhất của hành tinh chúng ta. Các sinh vật cực nhỏ được phát hiện ở rãnh Mariana, rãnh đại dương sâu nhất thế giới. Theo nghiên cứu, rãnh Mariana có tỷ lệ vi khuẩn ăn dầu cao nhất trên Trái đất.

Rãnh Mariana nằm ở Tây Thái Bình Dương; Nó sâu hơn độ cao núi Everest và vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trên Trái đất. Xiao-Hua Zhang, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết con người của chúng ta hiểu biết về sao Hỏa còn nhiều hơn so với khu vực này của Trái đất.

Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu các mẫu được thu thập từ phần sâu nhất của rãnh Mariana (khoảng 11km) và phát hiện ra một nhóm vi khuẩn mới làm thoái hóa hydrocarbon, là thành phần chính trong các chất như khí tự nhiên và dầu mỏ.

Loại vi khuẩn này không phải là mới - những vi sinh vật này được tìm thấy ở nhiều nơi và góp phần làm giảm nồng độ dầu trong nước biển khi xảy ra các sự cố như tràn dầu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rãnh Mariana là nơi có tỷ lệ cao nhất của các vi sinh vật này trên Trái đất.

Vậy chính xác thì loại vi khuẩn này ăn gì? Các nhà nghiên cứu tìm thấy hydrocarbon được sản xuất sinh học trong trầm tích đại dương từ đáy rãnh ở độ sâu khoảng khoảng 19.600ft. Họ nghi ngờ hydrocarbon có thể được tìm thấy trong nước ở độ sâu thấp hơn. Đây là lần đầu tiên những hydrocarbon này được tìm thấy trong các vi khuẩn ở độ sâu như vậy.

Bạch Đằng

Chủ đề khác