VnReview
Hà Nội

Phát hiện ra hóa thạch cua cổ đại không giống bất cứ loài cua nào mà chúng ta từng biết

Một phát hiện vô cùng thú vị về cách các loài sinh vật đã tiến hóa.

Phát hiện ra hóa thạch cua cổ đại không giống bất cứ loài cua nào được biết trước đây

Theo Bgr, đối với các nhà khoa học, khi phát hiện ra hóa thạch của một loài mới, họ sẽ cố gắng tìm ra vị trí của chúng trên cây sự sống, kết hợp chúng với các loài liên quan (trong đó một số loài thậm chí còn tồn tại đến ngày nay). Một loài sinh vật cổ đại mới được phát hiện đang đẩy thực tiễn đó đến giới hạn tuyệt đối của nó.

Hóa thạch nhỏ được phát hiện ở cả Columbia và Mỹ tiết lộ sự tồn tại của một loài động vật biển cỡ siêu nhỏ sống cách đây khoảng 90 triệu năm. Nó thuộc họ cua, nhưng rất nhanh chóng các nhà khoa học nhận ra rằng nó không giống với bất kỳ loài cua nào được biết đến trước đó.

Trên thực tế, loài này rất kỳ lạ đến nỗi những người khám phá ra nó đặt cho một cái tên cũng khó hiểu không kém "Callichimaera perplexa".

Với đôi chân cong, giống như mái chèo để bơi lội và một đôi mắt to tròn, "Callichimaera perplexa" trông không giống với hóa thạch của bất kỳ loài cua nào. Nó khác biệt không chỉ với các chức năng lạ mà còn ở chỗ nó thiếu hẳn những chức năng mà những loài cua khác có.

Javier Luque, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Callimaima perplexa rất độc đáo và kỳ lạ đến nỗi nó có thể được coi là thú mỏ vịt của thế giới cua. Đây là gợi ý về cách thức nó phát triển và trở nên khác biệt theo thời gian. Thông thường chúng ta nghĩ cua là động vật lớn với thân hình rộng, càng khỏe, mắt nhỏ và dài… nhưng Callimaima perplexa lại "bất chấp" tất cả những đặc điểm này và khiến chúng ta phải suy nghĩ lại một lần nữa về định nghĩa 'thế nào là một con cua'".

Đó là một khám phá tuyệt vời nhắc nhở chúng ta rằng cho dù cuộc sống có khác nhau như thế nào trên Trái đất ngày nay thì lịch sử hành tinh vẫn còn ẩn chứa những sự tiến hóa kỳ quái vượt quá sức tưởng tượng của con người.

Bạch Đằng

Chủ đề khác