VnReview
Hà Nội

Hoá ra thiên văn học được dùng tính toán ngày đổ bộ D-day tấn công Đức năm 1944

Trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, thời tiết, thiên văn và rất nhiều yếu tố khí hậu khác có thể được sử dụng như một "phương tiện hậu cần" rất hiệu quả.

75 năm trước, cuộc đổ bộ trên biển lớn nhất trong lịch sử thế giới đã diễn ra trên bãi biển Normandy vào ngày 6/6/1944. Ngày đổ bộ này còn được gọi bằng thuật ngữ D-Day. Cuộc đổ bộ của phe đồng minh sau đó đã tạo tiền đề để sớm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai tại Châu Âu vào tháng 5/1945.

Tuy cuộc chiến đã qua đi cả nửa thể kỷ và những chi tiết xoay quanh cuộc đổ bộ D-Day vẫn còn là đề tài được nhiều sử gia tranh luận sôi nổi. Một trong những chi tiết được đem ra tranh luận đó là thiên văn học giúp gì cho cuộc đổ bộ này.

Theo PopularMechanics, hai giáo sư tại Đại học bang Texas đã đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trên. Cả hai đã cùng nghiên cứu và phân tích bầu trời đêm trước ngày D-Day để xem thiên văn học đóng vai trò quan trọng như thế nào với chiến thắng của quân đồng minh.

Vài giờ trước D-Day, binh lính của quân đồng minh gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc,…đã khởi động chiến dịch với tên gọi Deadstick. Theo các sử gia Mỹ, đây là một trong những chiến thắng nhanh chóng và quyết định sự thành bại của cuộc đổ bộ D-Day. Chiến dịch Deadstick đề ra một mục tiêu táo bạo, đó là thực hiện một cuộc hành quân bộ binh qua hai cây cầu quan trọng gần bãi biển Omaha. Đoàn quân đồng minh lúc đó do Thiếu tá John Howard chỉ huy.

Howard kể lại: "Tôi đã học được một điều rằng, trên hết kế hoạch của tôi phải thực sự linh hoạt. Tôi đã nhắc rất rõ trong các huấn luyện trước các binh sỹ, đó là mọi hành động phải diễn ra cực kỳ nhanh nhưng tất cả đều phải tuân theo thứ tự, đồng thời chỉ định ai sẽ là người thực hiện nhiệm vụ. Tôi nhận ra cơ hội để quân đồng minh có thể tới được điểm đích theo thứ tự là rất nhỏ".

Vào 12h50 phút rạng sáng 5/6, người của Howard bắt đầu sử dụng tàu lượn bay từ miền nam nước Anh đến mũi trên biển Normandy, hướng về một bãi đáp gần bãi biển. Nhưng để sứ mệnh do thám đó thành công, quân đồng minh sẽ cần tới yếu tố bất ngờ. Điều đó có nghĩa là họ không được phép sử dụng ánh sáng nhân tạo trong khi bay. Do đó để có thể nhận biết được hướng để di chuyển, người điều khiển tàu lượn sẽ cần phải dựa vào ánh sáng của Mặt Trăng.

Thiên văn học đã giúp ích rất nhiều cho quân đồng minh trong kế hoạch đánh úp Đức quốc xã

Khi đọc các tài liệu về trận chiến hiện đại, giáo sư Donald Olson đến từ Đại học bang Texas nhận thấy một chi tiết khá kỳ lạ. Các tài liệu đều nhắc tới cách "mặt trăng mọc muộn" như một điều kiện cần thiết để tiến hành một cuộc tấn công.

Quay trở lại với sự kiện D-Day, các nghiên cứu chiêm tinh học và thiên văn học đều cho thấy, không có cái gọi là "mặt trăng mọc muộn" trong đêm mà quân đồng minh thám thính Đức quốc xã vào ngày 5/6/1944.

Kế hoạch ban đầu được cho diễn ra vào tháng 3/1944. Tuy nhiên sau đó chiến dịch đã bị đẩy lùi sang tháng 5 và cuối cùng là tháng 6.

Olson cho biết: "Đó không phải là hiện tượng trăng mọc muộn. Mặt trăng thực sự đã mọc trước hoàng hôn ngày 5/6 và ở trên bầu trời suốt đêm. Nó đã không lặn cho tới khi mặt trời mọc. Mặt trăng đạt tới điểm cao nhất trên bầu trời vào lúc 1h19 phút sáng, gần thời điểm tấn công cầu Pegasus của Anh và các hoạt động tấn công trên không của Mỹ đồng loạt triển khai".

Mặt trăng không chỉ đóng vai trò dẫn đường cho quân đồng minh mà còn tạo điều kiện đổ bộ thuận lợi hơn. Như đã biết, Mặt Trăng có liên kết với thủy triều và kế hoạch đổ bộ có diễn ra tốt đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều Mặt Trăng. Quân đội đồng minh cần thủy triều thấp trong khoảng thời Mặt Trời sắp mọc để đổ bộ dễ dàng hơn. Đó cũng là lý do các chiến lược gia đã chọn ngày 6/6 để đổ bộ thay vì mùng 5 và mùng 7, bởi hai ngày này không xảy ra hiện tượng trăng mọc muộn.

Olson chia sẻ: "Một cuộc đổ bộ vào tháng 5 hoặc tháng 6 là lý tưởng vì nó rơi vào thời điểm mùa hè và thuận lợi để quân đồng minh có thể đẩy lùi quân Đức trước khi thời tiết trở xấu vào mùa thu và mùa đông. Trước đó, kế hoạch đổ bộ chưa kịp hoàn tất trong tháng 5 nên đã phải hoãn sang tháng 6".

Đồng minh muốn mực nước hạ thấp để không bị vướng bởi các chướng ngại vật trên bãi biển của Đức. Nhưng tất nhiên quân đồng minh cũng muốn nước dâng cao để thuyền đổ bộ không bị mắc kẹt. Nếu đổ bộ khi thủy triều xuống thấp, tàu đổ bộ sẽ bị kẹt ở trên bờ biển ít nhất 12 giờ. Do đó, các chiến lược gia đã chọn thời điểm thích hợp để đổ bộ. Và sau khi thủy triều xuống thấp không lâu, mức nước biển lại dâng cao trở lại, đẩy thuyền ra ngoài biển kịp lúc.

Ngay cả khi không có hiện tượng trăng mọc muộn, chiến dịch Deadstick vẫn sẽ thành công. Theo Trafford Leigh-Mallory, chỉ huy trưởng lực lượng không quân viễn chinh của đồng minh mô tả, màn đêm giống như một "trợ thủ" đắc lực trong thế chiến thứ hai.

Cuối cùng Olson nhấn mạnh: "Các sự kiện kỷ niệm và thông tin chia sẻ trên truyền thông thường tập trung vào chủ nghĩa anh hùng. Nhưng chúng ta cũng nên nhân cơ hội này đánh giá cao vai trò của thiên văn học trong việc lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện thay đổi thế giới".

Một số hình ảnh về D-Day:

Mai Huyền

Chủ đề khác