VnReview
Hà Nội

7 dấu hiệu cảnh báo trước đột quỵ bạn nên biết

Việc nắm được 7 dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ sẽ giúp chúng ta chủ động điều chỉnh lối sống, giảm thiểu nguy cơ chết bất ngờ.

Mặc dù chúng ta không thể biết liệu bất kỳ ai có thể bị mắc bệnh tim mạch nhưng có những yếu tố và biểu hiện trong lối sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu biết trước được những yếu tố này, bạn có thể thực hiện các bước phòng ngừa hiệu quả hơn.

Theo Slashgear, các nhà nghiên cứu đến từ bang Pennsylvania, Mỹ mới đây đã xác định được 7 yếu tố chính, và 4 trong số đó liên quan mật thiết đến sức khỏe tim mạch của một người. Nhóm; nghiên cứu sau đó cũng thực hiện 5 mô hình khác nhau liên quan đến 7 chỉ số sức khỏe giúp dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tim trong tương lai của từng cá nhân.

7 số liệu giúp dự đoán sức khỏe tim mạch gồm:

- Trọng lượng cơ thể
- Tình trạng hút thuốc
- Chế độ ăn
- Mức độ hoạt động thể chất
- Huyết áp
- Cholesterol
- Đường huyết

Nghiên cứu cho biết, mỗi chỉ số đều có khả năng đạt điểm kém, trung bình, hoặc lý tưởng. Ví dụ một người có chỉ số đường huyết lý tưởng nhưng chưa chắc đã có được chỉ số thể chất tốt nhất.

Ví dụ xếp hạng nguy cơ trung bình sẽ dành cho những người chỉ hút thuốc vào một thời điểm nào đó trong năm. Nhưng nếu một người hút thuốc lá quanh năm, họ sẽ có nguy cơ bị xếp hạng kém. Mỗi một chỉ số sẽ được đánh giá bằng những con số. Cụ thể 0 cho kém, 1 cho trung bình và 2 cho lý tưởng. Sau đó điểm số của cả 7 chỉ số sẽ được cộng lại và cho ra tổng điểm sức khỏe tim mạch.

Đáng buồn thay các nhà nghiên cứu nhận thấy, chỉ có khoảng 2% người dân tại Mỹ và trên thế giới đạt được điểm số lý tưởng về sức khỏe tim mạch. Được biết nhóm sử dụng dữ liệu từ 74,7 ngàn người trưởng thành Trung Quốc. Khi tham gia nghiên cứu, tình nguyện viên sẽ phải hoàn thành bảng câu hỏi về sức khỏe của họ và trải qua các bài kiểm tra sức khỏe trong 4 năm đầu. Tiếp tục trong 5 năm sau đó, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành theo dõi xem có bất kỳ trường hợp nào mắc bệnh tim mạch hay không. Từ dữ liệu thu thập được, họ sẽ tiến hành đối chiếu với dữ liệu của 4 năm đầu để xác định những nguyên nhân nào đã tác động đến sức khỏe tim mạch của người đó.

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Có khoảng 19% người tham gia có thể duy trì điểm số sức khỏe tim mạch tốt hơn trong 4 năm. Chúng tôi thấy rằng những người này có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 79% so với những người vẫn giữ điểm số tim mạch thấp". Nhóm của Gao cũng tìm thấy những kết quả tương tự khi phân tích nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tìm.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy những người đạt điểm cao trong 7 chỉ số trên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn so với những người có điểm số thấp hơn. Thậm chí những người cải thiện được các chỉ số trên đã giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho chính mình.

Xiang Gao, phó giáo sư khoa học dinh dưỡng và giám đốc phòng thí nghiệm dịch tễ học dinh dưỡng tại bang Pennsylvania chia sẻ: "Trong quy mô nghiên cứu của chúng tôi và có lẽ trên toàn thế giới, có rất nhiều người có sức khỏe tim mạch dưới mức lý tưởng hoặc kém. Nhưng mặc dù hầu hết mọi người không đáp ứng được các tiêu chí lý tưởng của 7 chỉ số, chúng ta vẫn có thể bằng cách nào đó cải thiện các chỉ số để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai".

Như vậy thông qua 7 chỉ số trên, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách hiệu quả để cải thiện các chỉ số, bao gồm hạn chế hút thuốc, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ rau củ quả và đều đặn, hạn chế ăn các thức ăn có quá nhiều dầu mỡ và cholesterol. Đặc biệt bạn cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe để kiểm tra huyết áp và lượng đường trong máu.

Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên chuyên trang tài liệu khoa học JAMA Network Open mới đây.

Tiến Thanh

Chủ đề khác