VnReview
Hà Nội

“Con chim sắt” mà Iran bắn rơi chính là “đài quan sát” trên không trị giá 220 triệu USD

Sáng sớm thứ Năm vừa qua, Iran đã bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ khi nó đang bay qua eo biển Hormuz, nằm giữa Vịnh Ba Tư và Vịnh Ô-man. Động thái này đã làm cho căng thẳng giữa Mỹ và Iran trở nên căng thẳng hơn, một phần là vì giá trị về những bí mật kĩ thuật ẩn giấu trong chiếc máy bay bị bắn rơi.

Tương lai của máy bay không người lái (phần 1)

Khi máy bay không người lái được dùng để tìm kiếm và cứu hộ

Theo thông tin cung cấp bởi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết thì chiếc máy bay không người lái này đã vi phạm vào không phận Iran và đã rơi xuống vùng biển nước này sau khi bị bắn. Đây là mẫu máy bay Global Hawk do Northup Grumman sản xuất trong một chương trình có trị giá hàng tỷ đô la được khởi động từ năm 2001. Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ đã xác nhận thời gian và địa điểm chung của cuộc tấn công là chính xác, đồng thời khăng khăng cho rằng máy bay không người lái của mình lúc đó đang bay trong vùng không phận quốc tế.

Trước đó khoảng một tuần, Mỹ đã từng cáo buộc Iran tấn công hai tàu chở nhiên liệu ở Vịnh Ô-man. Mỹ còn khẳng định rằng Iran còn đã cố gắng bắn hạ một chiếc máy bay không người lái khác mà cụ thể là một chiếc MQ-9 Reaper song không thành công. Lầu Năm góc còn cho rằng Iran có liên quan tới việc một chiếc máy bay không người lái Reaper bị bắn hạ tại Yemen hai tuần trước. Song những động thái trong quá khứ kể trên không thể so với được chiếc drone mới bị Iran bắn hạ hôm thứ Năm vừa qua, nó đồng thời có thể kéo căng sợi dây quan hệ giữa Mỹ và Iran vốn đã căng thẳng từ trước đó.

Thomas Karako, Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng: "Đây chỉ là một trong nhiều diễn biến căng thẳng đang diễn ra tại khu vực này. Chiếc máy bay bị bắn rơi là một mẫu máy bay trinh sát giám sát tình báo tầm xa đắt tiền hơn, đa dụng hơn và có trần bay cao hơn. Nếu quả thực nó bị bắn rơi khi đang bay trong vùng không phận quốc tế thì đây có thể được cho là một động thái đáp trả".

Được đưa vào hoạt động từ năm 2001, Global Hawk là một nền tảng giám sát khổng lồ với sải cánh dài gần 40 mét và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới hơn 16 tấn, tương đương với khoảng bảy container vận chuyển cocaine. Mẫu máy bay này có tầm bay hơn 12.000 hải lí, với trần bay lên tới 12,288 km và có thể vận hành liên tục trên không 34 giờ đồng hồ. Tuy rằng nó không có khả năng không kích nhưng giá trị thực sự của nó nằm ở khả năng tận dùng nhiều yếu tố bao gồm phạm vi, điểm thuận lợi, sự bền bỉ cùng hệ thống các cảm biến mạnh mẽ để có thể giám sát hoạt động trên mặt đất hoặc hoạt động hàng hải một cách chi tiết. Theo phân tích của Văn phòng Trách nhiệm Chính Phủ Hoa Kỳ thì để mỗi mẫu Global Hawk này được sản xuất và trang bị thì nước này sẽ phải mất tới hơn 220 triệu USD.

Trên mỗi chiếc Global Hawk thường được trang bị máy ảnh hồng ngoại và nhiệt, radar và máy ảnh quang điện. Bên cạnh đó, nhờ vào kích thước khổng lồ và tải trọng của mình, nó còn có thể được trang bị các thiết bị khác như ống kính ảnh phóng đại cỡ lớn để nhằm thu được hình ảnh chi tiết về đối tượng. Ngoài ra, Ulrike Franke, một thành viên chính sách của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Châu Âu và là một nhà nghiên cứu về máy bay không người lái, còn tiết lộ rằng quân đội Mỹ còn có thể tùy chỉnh hệ thống phương tiện khác nhau sao cho phù hợp với từng nhiệm vụ khác nhau, điều này khiến cho việc xác định chính xác các trang thiết bị mà chiếc Global Hawk bị bắn rơi lần này đang mang theo. "Có thể chiếc drone bị bắn rơi lần này đang mang trên mình một công nghệ do thám nào đó mà chúng ta chẳng hề biết", Franke cho biết.

Tuy vậy, Franke cho rằng cũng khả năng là chiếc drone này chỉ là một mẫu máy bay không người lái cơ bản khác và bị bắn rơi đa phần là vì lí do địa chính trị hơn là mục tiêu do thám công nghệ. Hiện vẫn chưa rõ rằng liệu các mảnh vỡ của chiếc máy bay này có thể được thu hồi lại hay không, hay là chúng đã bị phá hủy hoàn toàn khi bị bắn hạ. Trong quá khứ, Iran đã từng bắt giữ một chiếc máy bay không người lái Sentinal RQ-170 của Mỹ vào tháng 12/2011. Sau đó, quốc gia này khẳng định rằng họ đã nghiên cứu ngược phần cứng và phần mềm của loại máy bay này để có thể sao chép công nghệ ẩn giấu trong đó. Các mẫu máy bay không người lái Sentinal được cho là đang sử dụng công nghệ tàng hình để thực hiện trinh sát trên không. Năm ngoái, các quan chức Israel cho biết rằng họ đã phát hiện một mẫu máy bay không người lái của Iran có khả năng là bản sao của chiếc Sentinal đã bị bắn rơi.

Và để xác định xem liệu chiếc Global Hawk trên có bay qua không phận của Iran hay không, các nhà nghiên cứu sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thông tin chi tiết về đường bay của nó. Kakaro tin rằng: "Quyết định cung cấp hay không cung cấp thông tin này không còn nằm trong phạm vi của những quyết định liên quan tới chính sách. Nhưng tính tới thời điểm hiện tại thi CentCom luôn khẳng định rằng chiếc Global Hawk của mình không hề vi phạm không phận Iran".

Thông tin về độ cao mà chiếc máy bay không người lái này đang bay khi bị bắn rơi cũng chưa hề được tiết lộ, về mặt lí thuyết thì rất khó để bắn rơi một chiếc máy bay như này khi nó bay ở khoảng trần bay của mình. Tuy nhiên, Franke vẫn nhấn mạnh rằng việc Iran đánh chặn chiếc Global Hawk hoàn toàn nằm trong khả năng đã biết về quân sự của quốc gia này.

Franke cho rằng: "Một điểm đáng giá của chiếc Global Hawk chính là trần bay của nó và khả năng né tránh tấn công. Tuy vậy việc bắn hạ nó không phải là điều bất khả thi. Song làm được điều ấy chính là đã thể hiện quyết tâm sâu sắc về mặt chính trị của Iran".

Để đáp lại động thái này của Iran, tổng thống Trump đã đăng tải một dòng tweet vào hôm đó, cho rằng "Iran đã mắc phải một sai lầm lớn". Tuy nhiên trong những bình luận sau đó, giọng điệu của ông đã có phần ít tính kích động hơn, "tôi thấy khó có thể tin rằng đó là hành vi cố ý". Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì việc Iran sở hữu công nghệ đánh chặn để có thể bắn hạ máy bay không người lái, nhưng nó sẽ cần phải có một hệ thống tên lửa đất đối không dẫn đường bằng radar có vẻ là loại tên lửa SA-6 hoặc SA-17 SAM được cung cấp bởi Nga. Đây là điều mà những hệ thống tên lửa vác vai tìm kiếm bằng nhiệt có thể thực hiện được. Nói cách khác, không quốc gia nào có thể bắn hạ được Global Hawk trừ khi quốc gia ấy đã có ý đồ rõ ràng cả về khí tài lẫn mục đích.

Trung ND theo Wired

Chủ đề khác