VnReview
Hà Nội

Phòng ngừa chứng say nắng cho trẻ em cần lưu ý điều gì?

Mùa hè nắng nóng thường dẫn đến nguy cơ say nắng ở trẻ em, nguyên nhân là do cơ thể chúng tiếp xúc với nắng trong thời gian quá lâu, vượt qua ngưỡng chịu đựng. Say nắng có thể dẫn đến việc rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh.

Phòng ngừa chứng say nắng cho trẻ em cần lưu ý điều gì?

Theo một bài viết để phổ biến kiến thức của Bệnh viện Bạch Mai thì khi trẻ bị say nắng thường có một số dấu hiệu sau:

- Mệt mỏi, mắt có biểu hiện lờ đờ.

- Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

- Trẻ có cảm giác buồn nôn, ói mửa.

- Có thể xuất hiện tình trạng nhịp thở yếu, nhanh.

- Một số trường hợp trẻ có thể bị ngất xỉu.

- Mạch trẻ có thể nhanh, khó hoặc thậm chí không bắt được.

- Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.

Phòng ngừa chứng say nắng cho trẻ em cần lưu ý điều gì?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị say nắng, các bậc phụ huynh cần có biện pháp sơ cứu đúng cách, trong quá trình này cần phải lưu ý thực hiện một số việc sau:

- Nhanh chóng đưa trẻ đến chỗ thoáng, nơi có mái che hay bóng mát.

- Cởi hết quần áo giúp bé nhanh hạ nhiệt và dễ thở.

- Dùng khăn thấm nước ước để đắp lên trán, đầu của bé.

- Dùng một cái khăn khác cũng thấm nước lau nhẹ khắp cơ thể bé.

- Cho trẻ uống nước (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Lưu ý chỉ nên cho trẻ uống nước từ từ để tránh trẻ bị nôn.

Sau khi sơ cứu, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ thăm khám. Trong quá trình di chuyển, người lớn vẫn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp kể trên.

Để trẻ em không bị say nắng vào những ngày hè nắng nóng, phụ huynh nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau:

- Cho trẻ uống nước nhiều khi đi ra ngoài trời nắng vì trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và cơ thể rất dễ bị mất nước.

- Trường hợp trẻ còn đang bú mẹ thì nên cho bú càng nhiều càng tốt.

- Trường hợp trẻ luyện tập thể thao, tham gia các trò chơi vận động thì cũng phải bổ sung nước kịp thời, kể cả khi chưa có cảm giác khát nước.

- Hạn chế tối đa việc cho trẻ đi ra ngoài đường trong giờ nắng nóng cao điểm từ 11h trưa đến 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể của trẻ cần được che chở tránh sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

Bạch Đằng

Chủ đề khác